Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Mỗi giáo viên, học sinh phải là “một chiến sĩ phòng cháy chữa cháy”

Tạp Chí Giáo Dục

Khu vc phòng hc b môn 1 phát sinh cháy do h thng tiêu th đin quá ti dn đến cháy, nhân viên bt cn gây cháy là tình hung cháy gi đnh đưc Trưng THPT Tây Thnh (Q.Tân Phú, TP.HCM) đt ra trong bui din tp phương án cha cháy và cu nn ti ch t chc mi đây.


Hc sinh Trưng THPT Tây Thnh đưc trang b k năng phòng cháy cha cháy

Với tình huống này, Trường THPT Tây Thạnh đã ngay lập tức kích hoạt lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ và đội tự vệ cơ quan. Theo đó, từng tổ được kích hoạt vị trí, vai trò trong việc thực hiện chữa cháy tại chỗ. Cụ thể, tổ thông tin liên lạc nhanh chóng báo cho lãnh đạo nhà trường biết về vị trí, tình hình đám cháy, đồng thời điện báo cháy, cắt điện khu vực cháy và các khu vực xung quanh; báo động yêu cầu mọi người nhanh chóng rời khỏi khu vực cháy. Tổ cứu thương và hướng dẫn thoát nạn có nhiệm vụ hướng dẫn người trong khu vực cháy thoát ra nơi an toàn; báo cáo số người còn kẹt trong đám cháy chưa thoát ra được cho ban chỉ huy chữa cháy để có phương án cứu nạn cứu hộ… Trong khi đó, tổ chữa cháy sử dụng hệ thống chữa cháy vách tường, các loại bình chữa cháy xách tay đặt tại các khu vực trên lối thoát nạn, cửa ra vào… Còn tổ di chuyển tài sản thì có nhiệm vụ tập trung di chuyển một số tài sản trong khu vực cháy và khu vực lân cận ra nơi an toàn, tạo khoảng cách không cho cháy lan, cháy lớn. Riêng tổ bảo vệ có nhiệm vụ chốt chặn các lối ra vào, không cho người không có nhiệm vụ vào khu vực cháy, hướng dẫn lực lượng phòng cháy chữa cháy, các lực lượng khác khu vực đậu xe, vị trí phát sinh cháy… Trong phương án chữa cháy được Trường THPT Tây Thạnh xây dựng, với tình huống cháy nêu ra, sau khi kích hoạt lực lượng chữa cháy tại chỗ, song song đó nhà trường phối hợp với Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy & cứu hộ cứu nạn Công an Q.Tân Phú huy động 20 cán bộ, chiến sĩ, điều 2 xe nước chữa cháy và 1 xe chở phương tiện đến trường để dập đám cháy.


Cu h hc sinh trong bui din tp

Thầy Phạm Văn Cường (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Tây Thạnh, Phó ban Chỉ huy diễn tập phòng cháy chữa cháy tại trường) thông tin, trước khi diễn tập phương án chữa cháy và cứu hộ cứu nạn, nhà trường đã tổ chức tập huấn phổ biến kỹ vai trò, vị trí cho từng tổ, từng thành viên trong tổ. Trong đó, chú trọng việc ổn định tâm lý cho đội ngũ cũng như học sinh khi có tình huống cháy phát sinh, để làm sao sự phối hợp khi xử lý tình huống được nhịp nhàng, không có sự hỗn loạn. Theo thầy Cường, tình huống diễn tập chữa cháy tại chỗ chỉ là một trong nhiều phương án phòng cháy chữa cháy được nhà trường chú trọng triển khai trong năm học này, bên cạnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền sinh hoạt dưới cờ, tuyên truyền qua các trang điện tử của trường, tổ chức các cuộc thi phổ biến. Với riêng phương án tổ chức diễn tập, thầy Cường cho biết đây là phương án có tính hiệu quả cao, giúp toàn thể đội ngũ cũng như học sinh nhà trường thực tập những kiến thức phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn đã được tập huấn trước đó, đồng thời bằng sự trực quan, thực tế, phương án giúp từng thành viên của nhà trường nắm rõ vai trò, vị trí của mình khi có sự cố xảy ra để không bị động, bất ngờ. “Các kỹ năng, kiến thức phòng cháy chữa cháy, thoát nạn cho học sinh hiện được xem là kỹ năng sống quan trọng mà nhà trường hết sức quan tâm giáo dục, trang bị cho học sinh trong năm học này. Trong bối cảnh hiện nay, đây được xem là kỹ năng sống còn để học sinh có thể bình tĩnh ứng phó trong các tình huống nguy cấp, trước hết là có thể bảo vệ được bản thân các em, sau đó là bảo vệ gia đình, cộng đồng. Nhà trường hy vọng từ chính những nội dung mà học sinh được học, được rèn luyện, mỗi em sẽ trở thành một tuyên truyền viên tích cực để tuyên truyền hiệu quả đến gia đình, cộng đồng về công tác phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn…”, thầy Cường chia sẻ.


Phương án cha cháy và cu h chuyên nghip đưc kích hot trong bui din tp

Ông Phan Hoàng Phúc (Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy & cứu hộ cứu nạn, Công an Q.Tân Phú) đánh giá, việc nhà trường có sự quan tâm, tổ chức, phối hợp với lực lượng cảnh sát chữa cháy chuyên nghiệp để thực hiện tập dượt về phòng cháy chữa cháy là hết sức cần thiết. Việc này giúp tăng cường công tác tuyên truyền cho học sinh, giáo viên nhà trường nắm được những nhiệm vụ, vai trò, mục đích của công tác phòng cháy chữa cháy. Đồng thời rèn luyện lại những kỹ năng cho thầy cô khi thực hiện nhiệm vụ xử lý một đám cháy xảy ra, để từng giáo viên nắm rõ vai trò của mình, làm sao giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về con người, tài sản nếu có sự cố cháy xảy ra. Bên cạnh đó, qua phương án diễn tập cũng giúp nhà trường một lần nữa kiểm tra lại phương tiện, hệ thống phòng cháy chữa cháy tại đơn vị, như hệ thống bình chữa cháy, máy bơm chữa cháy, lăng vòi của trường…, nếu có vấn đề sẽ khắc phục, đảm bảo rằng khi có sự cố xảy ra thì có thể triển khai một cách có hiệu quả nhất. “Mục tiêu hướng tới quan trọng nhất trong việc thực hành diễn tập chữa cháy tại nhà trường là làm sao mỗi giáo viên, học sinh là một chiến sĩ phòng cháy chữa cháy. Để nếu có sự cố cháy xảy ra thì giảm thiểu thấp nhất thiệt hại”, ông Phúc nói.

Bên cạnh đó, ông Phúc nêu rõ, việc trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng phòng cháy chữa cháy cần có sự đa dạng, song phải gắn lý thuyết với việc diễn tập thực tế để học sinh, giáo viên nắm được quá trình tổ chức, trải nghiệm kỹ năng. Đến thời điểm này, 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn Q.Tân Phú đã xây dựng được kế hoạch diễn tập về phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn, có phối hợp với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp. Cạnh đó, nhiều trường học cũng tự xây dựng kế hoạch, tự tổ chức thực tập chữa cháy tại cơ sở, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng bộ phận trong nhà trường…

Bài, ảnh: Thành Nam

Bình luận (0)