Hội nhậpThế giới 24h

Mối lo ngại suy thoái kinh tế khu vực đồng euro

Tạp Chí Giáo Dục

Hoạt động kinh doanh của khu vực đồng euro đã giảm nhiều hơn dự kiến vào tháng 7 do nhu cầu trong ngành dịch vụ (một trong những ngành mũi nhọn của khối) giảm và sản lượng của các nhà máy cũng giảm với tốc độ nhanh kể từ đầu đại dịch COVID-19.
Bên ngoài tòa nhà Ủy ban châu Âu tại Brussels, Bỉ, ngày 6.5.2023.
Theo một khảo sát mới nhất, sự suy giảm diễn ra trên quy mô lớn, tác động đến hai nền kinh tế lớn nhất của khu vực đồng euro là Đức, Pháp, làm dấy lên mối lo ngại rằng khối này sẽ rơi vào cảnh suy thoái trở lại.
Reuters chỉ ra, chiến dịch tăng lãi suất bền vững của Ngân hàng Trung ương châu Âu ngày càng gây thiệt hại cho người tiêu dùng và giảm sức hút trong lĩnh vực dịch vụ.
Dữ liệu về chỉ số quản trị thu mua (PMI) của Ngân hàng Thương mại Hamburg (HCOB) cho khu vực đồng euro đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 8 tháng, từ mức 49.9 trong tháng 6 xuống còn 48.9 vào tháng 7.
Nhà kinh tế học cấp cao Paolo Grignani tại Công ty Oxford Economics cho biết: “Sự suy yếu có xu hướng gia tăng trên tất cả các lĩnh vực, nhưng lĩnh vực sản xuất thì lại tệ hơn theo một cách khác”.
"Kết khảo sát xác nhận sự suy giảm trong các điều kiện kinh tế vĩ mô đang diễn ra và lan rộng từ lĩnh vực sản xuất sang các lĩnh vực khác. Dữ liệu cũng cho thấy nguy cơ GDP khu vực đồng euro bị thu hẹp trong quý 3 đang tăng lên".
Các hoạt động tại Đức – nền kinh tế lớn nhất châu Âu – giảm sút trong tháng 7, làm tăng nguy cơ suy thoái trong nửa cuối năm nay.
Tại Pháp, suy thoái kéo dài sang tháng 7 do cả lĩnh vực dịch vụ và sản xuất đều ghi nhận hoạt động kém hơn chỉ tiêu đề ra.
Các lĩnh vực tư nhân ở Anh – nước nằm ngoài khu vực đồng euro – đang tăng trưởng với tốc độ yếu nhất trong sáu tháng vào tháng 7 khi các đơn đặt hàng cho các doanh nghiệp bị đình trệ trong bối cảnh lãi suất tăng và lạm phát vẫn diễn ra ở mức cao.
Chỉ số PMI dịch vụ khu vực đồng euro giảm từ 52 xuống 51.1, mức thấp nhất kể từ tháng 1 và thấp hơn so với thăm dò của Reuters là 51.5.
Những người tiêu dùng mắc nợ cảm thấy khó khăn do chi phí đi vay tăng cao, giá cả chi tiêu bị cắt giảm và chỉ số kinh doanh mới của ngành dịch vụ lần đầu tiên xuống dưới điểm hòa vốn sau 7 tháng.
Chỉ số PMI bao gồm lĩnh vực sản xuất của khối đã giảm từ 43.4 xuống còn 42.7, trái ngược hoàn toàn với cuộc thăm dò của Reuters với dự báo ở mức tăng nhẹ lên 43.5.
Mặc dù các nhà sản xuất đã giải quyết đáng kể lượng công việc tồn đọng cũng như giảm bớt giá thành nhưng sự suy giảm vẫn diễn ra hàng loạt. Các nhà máy được hưởng lợi nhờ chi phí đầu vào giảm mạnh do nhu cầu nguyên vật liệu giảm và nguồn cung được cải thiện.
Jack Allen-Reynolds – Phó trưởng ban kinh tế khu vực đồng euro tại Công ty Capital Economics – cho hay: “Áp lực giá đầu vào liên tục giảm bớt, nguyên nhân gần như là do chi phí giảm trong lĩnh vực sản xuất và điều này cũng có thể phản ánh giá năng lượng thấp hơn hay điều kiện cung ứng toàn cầu được cải thiện”.
PV (theo laodong)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)