Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Mỗi lớp THCS, THPT không quá 45 học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Bộ GDĐT vừa ban hành dự thảo Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của Hội đồng trường.

Khuyến khích sử dụng tài liệu tham khảo

Theo đó, mỗi lớp ở các cấp THCS và THPT có không quá 45 học sinh (HS), số HS trong mỗi lớp của trường chuyên biệt được quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt đông của trường chuyên biệt.
Học sinh THCS Chu Văn An TP Hồ Chí Minh.
Trường trung học thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành; thực hiện kế hoạch thời gian năm học theo hướng dẫn của Bộ, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. SGK và thiết bị dạy học sử dụng trong giảng dạy và học tập tại trường do Bộ trưởng Bộ GDĐT qui định. Nhà trường  trang bị tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên; khuyến khích giáo viên sử dụng tài liệu tham khảo để nâng cao chất lượng dạy học
Mỗi trường trung học có Hiệu trưởng và một số phó Hiệu trưởng. Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng là 5 năm, thời gian đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường trung học. Hiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn quy định tại Chuẩn hiệu trưởng trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Phó Hiệu trưởng phải đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên cấp học tương ứng và đủ năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công.
Hiệu trưởng phải thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường
Hội đồng trường đối với trường trung học công lập, Hội đồng quản trị đối với trường trung học tư thục (được gọi chung là Hội đồng trường) là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục. Nhiệm kì của Hội đồng trường là 5 năm. Các thành viên của Hội đồng trường gồm: một đại diện của tổ chức Đảng do tổ chức Đảng cử, một đại diện của tổ chức Công đoàn do Ban chấp hành Công đoàn cử, Ban giám hiệu nhà trường, đại diện giáo viên (từ 3 đến 7 người) từ các tổ chuyên môn khác nhau, tổ văn phòng do hội nghị toàn thể giáo viên bầu chọn, một đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường do Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường cử. Tổng số thành viên của Hội đồng trường từ 7 đến 11 người.
Hội đồng trường công lập có các nhiệm vụ và quyền hạn: Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án, kế hoạch và phương hướng phát triển của nhà trường; Quyết nghị về qui chế hoặc sửa đổi, bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường; Giám sát việc thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường; giám sát các hoạt động của nhà trường.
Hiệu trưởng có trách nhiệm thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường. Nếu Hiệu trưởng không nhất trí với quyết nghị của Hội đồng trường phải kịp thời báo cáo xin ý kiến cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp của nhà trường. Trong thời gian chờ ý kiến của cấp có thẩm quyền, Hiệu trưởng vẫn phải thực hiện theo quyết nghị của Hội đồng trường đối với những vấn đề không trái với pháp luật hiện hành…
Nguyên Minh / Lao Động

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)