Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” không còn là khẩu hiệu

Tạp Chí Giáo Dục

Thay đi cách nhìn, chuyn đi phương pháp giáo dc, tôn trng cái riêng, bi dưng cm xúc… là nhng điu mà nhiu trưng hc trên đa bàn TP.HCM đã và đang hưng ti đ xây dng “Trưng hc hnh phúc”. Qua các gii pháp thiết thc, các em hc sinh không ch tìm đưc s phn khi trong hc tp mà mi ngày đến trưng còn là mt ngày vui.


Hc sinh Trưng THCS Lê Quý Đôn đi thc tế  Phan Thiết

Vui khi đến trưng

Thầy Ngô Quang Thịnh (Phó Hiệu trưởng Trường THCS Lê Anh Xuân) cho biết, những năm qua nhà trường đã triển khai và thực hiện nhiều giải pháp giúp học sinh vui khi đến trường. Cụ thể, trường đã đẩy mạnh phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm thu hút học sinh đến trường, làm sao cho tất cả học sinh thấy được “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Giáo viên luôn đổi mới phương pháp dạy học, đưa các trò chơi dân gian vào bài học, cập nhật các tình huống thực tiễn mới, các định hướng khoa học mới, dạy học sinh cách biết sàng lọc những thông tin độc hại.

Tùy vào điều kiện từng lớp, nhà trường cho các em tự trang trí lớp, không gian học tập để các em thoải mái, thỏa sức sáng tạo, cả lớp thi đua rèn luyện và học tập tốt. Qua việc thực hiện trang trí lớp, thầy và trò gần gũi, hiểu nhau hơn. Từ đó, giáo viên chủ nhiệm đưa ra kế hoạch phát triển lớp sát thực tiễn.

Sinh hoạt đầu tuần, các buổi chào cờ tại Trường THCS Lê Anh Xuân không còn khô khan, thay vào đó là các buổi sinh hoạt kỹ năng sống, đố vui để học, hội thi sáng tạo, hướng nghiệp. Thay vì các buổi chào cờ thường phê bình học sinh chưa ngoan thì nhà trường tổ chức cho các em tham gia trò chơi. “Nhiều phụ huynh chia sẻ là con em rất mong chờ vào thứ hai đầu tuần vì được học, được vui, được văn nghệ. Không chỉ vậy, hàng tháng trong các tiết chủ nhiệm, các em học sinh Trường THCS Lê Anh Xuân còn được đóng góp ý kiến cho nhà trường qua nội dung sinh hoạt “Điều em muốn nói”. Bên cạnh đó, các em cũng có thể đóng góp ý kiến qua hộp thư “Lắng nghe học sinh”. Các ý kiến của các em đều được nhà trường trân trọng, ví dụ như đổi món ăn trưa trong bán trú, tổ chức thi cầu lông cho các em học sinh…”, thầy Thịnh cho biết.


Hc sinh Trưng THCS Lê Anh Xuân tham gia hot đng vui chơi ti sân trưng

Ngoài ra, Trường THCS Lê Anh Xuân còn tăng cường tổ chức nhiều hoạt động có tính giáo dục cao, phát triển kỹ năng mềm cho học sinh các khối lớp như: Văn nghệ, kéo co, chưng mâm ngũ quả, nấu ăn, lớn lên cùng sách… Các CLB nghiên cứu khoa học, kỹ năng Đội duy trì hoạt động tốt. “Qua đó, chúng tôi nhận thấy chất lượng học sinh của nhà trường không ngừng được nâng lên. Dù gặp nhiều khó khăn sau dịch bệnh Covid-19 nhưng tỷ lệ học sinh  bỏ học không đáng kể”, thầy Thịnh chia sẻ.

Cô Nguyễn Thị Linh Trang (Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, Q.11) cho hay, hướng tới xây dựng “Trường học hạnh phúc”, thời gian qua nhà trường tổ chức nhiều hoạt động, phong trào thi đua lôi kéo các em tham gia. Các thầy cô luôn chuẩn bị giáo án để bài dạy không tạo áp lực cho học sinh để các em luôn vui vẻ, thoải mái và có thời gian tham gia hoạt động của nhà trường. Cụ thể như hoạt động với chủ đề “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”; chuyên đề về tình cảm gia đình; chuyên đề phòng chống bạo lực học đường; tổ chức những chuyến đi thực tế… “Qua thời gian thực hiện, chất lượng học tập của học sinh được cải thiện, các em cũng giảm nhiều áp lực trong việc học hành, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS, thi đậu vào các trường THPT trong năm học này cao”, cô Trang cho biết.

Ly tr làm trung tâm

Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm”, thời gian qua Trường Mầm non Hướng Dương (Q.Tân Phú) đã thực hiện đa dạng hình thức như: Tổ chức ngày hội “Một ngày cùng con”; Hội thi “Bé nhanh trí”; “Bé an toàn với giao thông”; “Ẩm thực mừng xuân”… Cô Lương Thị Tuyết Lan (Hiệu trưởng Trường Mầm non Hướng Dương) chia sẻ, khi triển khai thực hiện chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025, nhà trường xác định đây là chuyên đề trọng tâm, có tính quyết định trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục, góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Vì vậy Ban Giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo giáo viên ngay từ đầu năm học tuyên truyền, vận động phụ huynh cùng tham gia vào các hoạt động, nhất là việc xây dựng môi trường trong lớp, ngoài lớp học. Cụ thể, các lớp phối kết hợp với phụ huynh trong việc trang trí lớp, đặc biệt những công việc nặng cần khoan, treo cao… có thể nhờ sự giúp đỡ từ cha mẹ các em. Vào buổi họp phụ huynh đầu năm, giáo viên giới thiệu các góc chơi của trẻ và nội dung giáo dục trong từng góc chơi để phụ huynh hiểu về chương trình giáo dục mầm non. Trước hết, nhà trường cung cấp cho phụ huynh thông tin sinh hoạt hàng ngày của trẻ, những nội dung trẻ sẽ được học ở trường, các chế độ ăn theo từng lứa tuổi, thực đơn hàng ngày của trẻ, từ đó phụ huynh có cái nhìn tổng quan về chế độ sinh hoạt của con và yên tâm khi gửi con vào nhà trường.

Bên cạnh đó, các lớp còn thành lập các nhóm liên hệ, trao đổi thông tin giữa giáo viên, phụ huynh thông qua Zalo, Facebook… để chia sẻ, tư vấn việc nuôi dưỡng, chăm sóc cũng như nắm bắt tình hình của trẻ và chuẩn bị tốt các điều kiện để dạy trẻ tại nhà. Qua đó, giúp cha mẹ duy trì nền nếp, thói quen của trẻ như: ngủ đúng giờ, rèn kỹ năng sống và các hoạt động học… đồng thời, hướng dẫn phụ huynh cho con em theo dõi các chương trình truyền hình như: xem truyền hình VTV7; YouTube, Facebook… Các video được giáo viên tải lên Facebook, YouTube, gửi vào các nhóm Zalo của lớp để phụ huynh cho các cháu xem và cha mẹ có thể tận dụng mọi thời gian chăm sóc trẻ tại nhà. “Mặc dù chỉ được thấy cô trên màn hình điện thoại, máy tính nhưng rất nhiều trẻ tỏ ra rất thích thú như đang được học ở trên lớp. Sau mỗi bài học giáo viên yêu cầu phụ huynh quay lại bằng video và gửi lại các lớp để có sự phối hợp tương tác giữa gia đình và nhà trường. Nhờ đó, trẻ phát huy tính tích cực, chủ động trong mọi hoạt động học tập vui chơi, sinh hoạt… Trẻ biết thể hiện ý kiến của mình với giáo viên và các bạn trong mọi hoạt động mạnh dạn, hồn nhiên. Giáo viên có nền tảng vững chắc, nắm vững các nguyên tắc khi thiết kế môi trường học tập cho trẻ, trong xây dựng kế hoạch giảng dạy và tổ chức thực hiện luôn dựa trên khả năng, nhu cầu hứng thú của trẻ”, cô Lan cho biết.

Phng Giang

Bình luận (0)