Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Mối nguy hiểm từ nhiễm giun

Tạp Chí Giáo Dục

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có từ 20-50% người VN tại các vùng khác nhau có thể bị nhiễm giun; trong đó đa phần là trẻ em, học sinh.

Theo đó, tỷ lệ nhiễm giun ở khu vực phía Nam là 10 – 50%, trong khi ở miền Bắc có nơi đến hơn 80%.
Ai cũng có thể nhiễm giun
Với khoảng 20 – 40 triệu người dân nhiễm giun, Việt Nam hiện đang là nước có số người nhiễm giun đường ruột cao ở Châu Á. Ước tính hàng năm người dân Việt Nam tiêu tốn 1,5 triệu lít máu và 15 tấn lương thực để nuôi giun.
Theo Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, tình trạng môi trường sống ô nhiễm cùng với vốn kiến thức thực hành vệ sinh cá nhân đúng cách còn hạn chế nên người dân Việt Nam, đặc biệt là trẻ em dễ trở thành đối tượng của các bệnh lý nguy hiểm do nhiễm giun lâu dài như thiếu máu, thiếu sắt, suy dinh dưỡng, còi xương,… đặc biệt với trẻ em, sẽ làm tình trạng sức đề kháng của cơ thể trẻ bị giảm, tạo điều kiện cho bệnh khác phát triển hay tình trạng tắc ruột, tắc ống mật do giun.
Nghiêm trọng hơn là các triệu chứng, biến chứng do các bệnh giun đường ruột, các bệnh sán lá gan, sán lá phổi, bệnh ấu trùng sán lợn gây nên, như viêm đường mật, tổn thương gan, xơ gan, tổn thương hệ thần kinh,… Với những người có đề kháng yếu có thể dẫn đến tử vong.
Các loại giun phổ biến ở Việt Nam là giun đũa, giun móc, giun kim, giun lươn. Còn các loại sán phổ biến là: sán lá gan, sán phổi, sán lợn, sán bò… Tùy theo điều kiện vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân mà trẻ bị mắc bệnh hay không nên nguy cơ nhiễm giun của trẻ thành phố và nông thôn là như nhau.
Tiến sĩ Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, chia sẻ: "Ai cũng có thể bị nhiễm giun, sán nếu chăm sóc sức khỏe, giữ gìn vệ sinh, ăn uống kém. Tuy nhiên, trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất vì trẻ em tiếp xúc nhiều với các yếu tố nguy cơ".
Khoảgg 80% rau sống có nguy cơ nhiễm giun
Cũng theo TS Dương, do nhu cầu trong bữa ăn của người Việt thường tiêu thụ nhiều chất xơ có trong rau, củ quả là rất lớn. Nếu các loại rau quả này không đảm bảo vệ sinh thì nguy cơ làm tăng khả năng nhiễm giun trong cộng đồng là rất cao.
Trong khi đó, theo những nghiên cứu gần đây, hiện nay, do người trồng rau chạy theo lợi nhuận nên trong rau sống có nhiều dư lượng chất kích thích và bảo quản thực vật. Vì vậy, khoảng 80% các loại rau sống bán ở chợ có nguy cơ nhiễm khuẩn do ký sinh trùng và dư lượng thuốc trừ sâu có trong các loại rau này.
Người Việt Nam có nhu cầu sử dụng rau sống trong bữa ăn lớn
Để bảo vệ sức khỏe người dân, trước mắt, các cơ quan chức năng nên có khâu kiểm nghiệm kí sinh trùng các nguồn rau cung cấp vào thành phố; tăng cường tuyên truyền để người dân dùng rau sạch rau an toàn.
Về phía người dân, Tiến sĩ Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, khuyến cáo: Ngoài việc rửa rau kỹ, rửa nhiều lần, nên chú ý không sử dụng các nguồn rau có màu sắc, hình dáng, mùi vị lạ. Nên chọn mua rau ở các cửa hàng rau sạch, rau an toàn có kiểm nghiệm của các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng. Mặc khác, người dân nên tẩy giun định kì ít nhất 6 tháng/1 lần cho chính bản thân và cả gia đình bằng thuốc tẩy giun. Đối với trẻ em trên 1 tuổi, các phụ huynh có thể tẩy giun cho bé bằng những loại thuốc có mùi vị thơm để khuyến khích sự hợp tác của bé".
Chiến dịch “Tẩy giun cộng đồng 6116”
Ngày 14/6, tại TP.HCM, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, dưới sự tài trợ của Jassen Cllag Ltd., nhãn hàng Fugacar, phát động chương trình "Tẩy giun cộng đồng 6116", kêu gọi người dân tẩy giun định kì cho cả gia đình ít nhất 6 tháng/1 lần để bảo vệ sức khỏe.
Theo đó, để giúp người dân dễ dàng ghi nhớ lịch tẩy giun định kì, chương trình đề xuất 2 ngày tẩy giun trong năm là ngày 6/1 và ngày 1/6.
 
 Theo ĐVO

 

 

Bình luận (0)