Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Mối nguy từ phần mềm nghe lén điện thoại di động

Tạp Chí Giáo Dục

Nghe lén máy đã bị kiểm soát, nghe lén cuộc thoại giữa máy bị kiểm soát với máy khác.

Nghe lén điện thoại di động là một hành vi vi phạm mới, gióng lên tiếng chuông cảnh báo về mối nguy thông tin đời tư bị xâm phạm và đánh cắp, nghiêm trọng hơn là các bí mật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng có thể bị rò rỉ.

Mới đây, Cục Cảnh sát điều tra – Bộ Công an đã phối hợp với PC15 – Công an TPHCM bắt quả tang một đối tượng đang chào bán phần mềm nghe lén điện thoại tại TPHCM.

Bài 1: Hàng cấm được rao bán vô tư

Rao bán vô tư

Như nhiều loại hàng cấm khác, kênh rao bán phần mềm (PM) nghe lén ĐTDĐ đang được công khai trên một số trang web DN. Một Cty có tên Văn Chung-VCTel với câu khẩu hiệu (slogan) "hơn cả sự mong đợi", quảng cáo cho PM SkyVCTel là "PM nghe lén nói chuyện từ xa bằng di động". PM này được quảng cáo là "sản phẩm đặc biệt", có các tính năng như đọc trộm được tin nhắn SMS của máy người khác, giám sát các cuộc gọi di động, nghe trộm cuộc gọi…

Một PM khác có tên là CopyPhone, được rao là "giải pháp quản lý điện thoại" đáp ứng việc "bạn muốn quản lý con em hoặc người thân trong gia đình" hoặc giám sát "nhân viên không trung thực với bạn". CopyPhone cũng bao gồm các tính năng quản lý tin nhắn (Copy SMS), quản lý cuộc gọi (Text Alert), nhận được thông báo ngay khi điện thoại thay đổi sim, nghe âm thanh xung quanh… CopyPhone còn được quảng cáo là "hoàn toàn ẩn trong một môi trường riêng biệt, hoạt động được ở mọi nơi trên thế giới và tất cả các ngôn ngữ".

Ông Trần Hoạch Chuyết Nhuynh-Phó GĐ Cty DTS Mobile tại TPHCM-cho rằng: ẹt có khả năng các PM trên do người VN viết. "Tôi đã từng sử dụng một PM có tên là SMS Forwarder của VN viết, dùng thử thấy không ổn".

Cũng theo lời rao bán, các PM nghe lén ĐTDĐ được nhập từ nước ngoài, nhắm đến đối tượng khách hàng là các bậc phụ huynh hay chủ DN để giám sát con cái hay nhân viên. Tuy nhiên, khi đã tới tay người sử dụng có ý đồ xấu thì chuyện gì xảy ra với hậu quả thế nào thì chưa thể lường được.

Kiểm soát thông tin

Một DN viễn thông đã kiểm nghiệm một trong những PM nghe lén ĐTDĐ đang được rao bán xem có đúng với những gì quảng cáo hay không, đã xác nhận rằng hoàn toàn có thể nghe lén dễ dàng. Ông Nhuynh cho rằng: "Vụ này lần đầu tiên mới nghe nói ở VN, cảm thấy hơi sốc".

Quy trình như sau: Đối tượng nghe lén sẽ tìm cách cài PM vào ĐTDĐ sẽ bị nghe lén bằng cách có được máy trong từ 10-15 phút (mượn máy để xem, nhắn tin, gọi hoặc máy đem tới các nơi bảo hành, sửa chữa), đăng nhập trang web và nhập mã số để điện thoại tự tải PM về. Kể từ đó, chiếc ĐTDĐ bị nghe lén rơi vào vòng kiểm soát của kẻ nghe lén, và tất nhiên thân chủ của nó cũng bị theo dõi.

Mỗi lần kẻ nghe lén cần theo dõi, chỉ cần gọi đến chiếc máy bị cài lén PM để kích hoạt. Cuộc gọi này không hiển thị trên máy vì bị che khuất, cho nên chủ nhân của chiếc máy bị kiểm soát không hề hay biết.

Theo ông Nhuynh, về mặt công nghệ, các PM nghe lén ĐTDĐ hoàn toàn có thể giải quyết nhiều vấn đề khác. Đơn cử như kẻ nghe lén có thể chuyển việc nghe lén và kiểm soát thông tin cho số máy khác.

Tính năng cho phép nghe các cuộc gọi xung quanh còn giúp cho đối tượng xấu nghe lén được cuộc gọi của máy ĐTDĐ đang bị kiểm soát khi đang thoại với người khác qua tính năng hội thoại (conference), hay chờ cuộc gọi (call waiting).

Theo ông Lê Mạnh Hà-GĐ Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM: "Việc mua bán thiết bị nghe lén thì chúng tôi đã làm một số vụ, nhưng về PM nghe lén điện thoại thì mới có trường hợp đầu tiên".

Ông Hà cũng khẳng định: "Hành vi nghe lén là vi phạm pháp luật thì chắc chắn việc cung cấp thiết bị, PM nghe lén để thực hiện hành vi vi phạm cũng bị xem xét".

Theo Hồng Thụy – Trần Quang / Lao Động

Bình luận (0)