Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Mời tiến sĩ, giáo sư về đứng lớp dạy AI

Tạp Chí Giáo Dục

Mi tiến sĩ, giáo sư v đng lp dy AI min phí cho hc sinh là cách làm đang đưc Trưng THPT Bùi Th Xuân (qun 1) trin khai trong năm hc 2023-2024, bưc đu gt hái đưc nhiu “qu ngt”. Ngoài ra mt s trưng bc hc khác, vic trang b AI cho hc sinh đưc linh hot lng ghép trong bài hc hay hình thc CLB.


Mt gi hc trong CLB AI ca Trưng THPT Bùi Th Xuân

Đây là một trong những nỗ lực của các trường học trong thực hiện chuyển đổi số giáo dục, cũng như hướng tới đào tạo công dân toàn cầu.

Đt hàng sn phm cho nhà trưng

Vào mỗi trưa thứ ba, thứ sáu, Nguyễn Minh Huy (học sinh lớp 10A11, Trường THPT Bùi Thị Xuân, quận 1) lại tranh thủ thời gian 45 phút để tham gia trong CLB Trí tuệ nhân tạo của trường. Từ cảm giác mới lạ trong ban đầu khi đăng ký học, càng học Huy lại càng cảm thấy hứng thú, nhất là muốn sau này mình sẽ trở thành một người làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT)…

Đặc biệt, đến nay, qua 8 tháng miệt mài, không bỏ sót buổi học nào, Minh Huy cùng bạn đã thiết kế được thành công phần mềm “Nhận diện đồng phục thể dục Trường THPT Bùi Thị Xuân”, ứng dụng được ngay trong trường học. Phần mềm được triển khai dựa trên kiến thức huấn luyện mô hình trí tuệ nhân tạo.

“Thầy cô đứng lớp đều là giảng viên các trường đại học lớn trong lĩnh vực về CNTT nhưng bài giảng lại rất vừa sức với học sinh THPT. Em không cảm thấy bị ngộp mà ngược lại đều rất thoải mái. Đối với những vấn đề chưa hiểu, chúng em hoàn toàn có thể đặt vấn đề với giảng viên và được giải đáp. Với em, việc nhà trường đưa AI vào để chúng em được làm quen sớm đã mở ra thêm môi trường để chúng em trải nghiệm, định hướng nghề nghiệp, hoàn thiện các kỹ năng số cho bản thân…” – Minh Huy chia sẻ.

Ngoài phần mềm nhận diện đồng phục thể dục Trường THPT Bùi Thị Xuân thì còn 1 sản phẩm nữa được CLB Trí tuệ nhân tạo của trường hoàn thiện là phần mềm dự báo tỷ số trận đấu. Cùng với đó, 10 phần mềm khác đang trong giai đoạn hoàn thành, đều là những thiết kế mang tính ứng dụng cao trong đời sống dựa trên việc phân tích dữ liệu lớn…

“Các sản phẩm được xem là những thành quả bước đầu mà CLB AI mang lại trong năm học này” – thầy Huỳnh Thanh Phú – Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân phấn khởi.

CLB AI được Trường THPT Bùi Thị Xuân triển khai từ đầu năm học 2023-2024. Giảng viên đứng lớp CLB là các tiến sĩ, giáo sư đang công tác tại các trường đại học tại TP.HCM trong lĩnh vực về CNTT, được nhà trường mời về giảng dạy… miễn phí cho học sinh.

Đưa một lĩnh vực hoàn toàn mới vào trường phổ thông trang bị miễn phí cho học sinh, thầy Huỳnh Thanh Phú cho biết nhà trường hướng tới giúp học sinh bước đầu làm quen với khái niệm, thuật ngữ về trí tuệ nhân tạo, về dữ liệu lớn. Qua đó, khơi gợi trong các em đam mê đúng đắn với lập trình, theo đuổi nó để trở thành những chuyên gia trong tương lai.

“Ngày đầu năm học khi mới thành lập, do mới lạ nên CLB AI khi đó thu hút đến gần 160 học sinh tham gia, ở cả 3 khối lớp song đông nhất là khối 10 vì các em là “lính mới”, rất háo hức. Nhưng rồi qua từng giai đoạn triển khai của CLB, số lượng thành viên sụt giảm dần. Đến hiện tại, CLB chỉ còn 28 thành viên bám trụ. Đây là những học sinh đã thực sự xác định được năng lực, đam mê của bản thân với AI, để định hướng nghề nghiệp sau này. Các em sẽ thiết kế các mô hình, sản phẩm do chính nhà trường đặt hàng để ứng dụng trong nhà trường. Ví dụ, phần mềm nhận diện đồng phục nhà trường sẽ tiếp tục được các em phát triển để nhà trường ứng dụng trong điểm danh, quản trị học sinh” – thầy Huỳnh Thanh Phú hào hứng.

Nhng cách làm mi

Cũng manh nha đưa AI vào trong trường học để học sinh tiếp cận song ở các bậc học nhỏ hơn là tiểu học và THCS, AI hiện đang được tìm hiểu và thận trọng đưa vào nhà trường theo các cách thức phù hợp với từng đối tượng học sinh cũng như đặc thù nhà trường.

Tiết học giáo dục công dân lớp 9/1, Trường THCS Phan Sào Nam (quận 3), bài Lòng biết ơn xuất hiện một công cụ khá… hot, đó là ChatGPT. Học sinh sử dụng ChatGPT như một công cụ hỗ trợ thực hiện các câu lệnh để tạo thành sản phẩm trong bài học.

“Vẽ cho tôi một tấm thiệp với viền vàng, nền xanh, về người mẹ Việt Nam đang ôm con” – câu lệnh được Kim Ngân (học sinh lớp 9/1) đặt ra cho ChatGPT. Ngay lập tức, một hình ảnh với yêu cầu của bạn đã được ChatGPT tạo ra đến hoàn hảo, được Ngân gửi lên hệ thống đến giáo viên.

“Mỗi bạn trong lớp đều được giáo viên tạo cho một tài khoản ChatGPT và hướng dẫn sử dụng. Chúng em sử dụng ChatGPT trong những tiết học mà thầy cô yêu cầu. Ngoài ra, ChatGPT cũng được em sử dụng để tham khảo trong cách học văn để mở rộng thêm cách viết…” – Ngân bày tỏ.

Cô Nguyễn Thị Phương (giáo viên giáo dục công dân, Trường THCS Phan Sào Nam) cho hay, khi AI được đưa vào trong môn học đã không chỉ làm mới môn học mà cách tiếp cận bài học của học sinh cũng chủ động, thích thú, hào hứng hơn rất nhiều.

“Trong bối cảnh giáo dục hiện nay, nếu giáo viên từ chối các cách tiếp cận với AI trong dạy và học thì sẽ “tự mình trói tay mình”. Hiện nay, ChatGPT đã rất phổ biến, ngay cả khi giáo viên không hướng dẫn thì nhiều học sinh cũng đã tiếp cận, làm quen. Như vậy, thay vì chúng ta lo sợ rằng ChatGPT sẽ làm học sinh xao nhãng trong học tập khi quá lệ thuộc thì chúng ta cần có sự định hướng, dẫn dắt để các em thấy được vai trò tích cực của AI với việc học, để làm chủ…” – cô Phương nói.

Năm học này, Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo (quận 1) đã mở thêm CLB STEM sáng tạo. 1 tuần/buổi với thời lượng 60 phút, học sinh được học về các công cụ đơn giản liên quan đến trí tuệ nhân tạo, như cách tạo account mBlock với email ảo, cách quản lý, hệ thống các văn bản, ảnh đã tạo thành…, và ứng dụng trong việc học…

Cô Lê Thị Thanh Hương – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo cho biết, đối với việc đưa AI vào trong trường học, trang bị cho học sinh thì nhà trường vẫn đang dừng ở việc nghiên cứu văn bản, hướng dẫn, với mới chỉ từng bước cho học sinh tiếp cận làm quen sớm với những thuật ngữ đơn giản.

“Hiện nay, CLB mới chỉ đang tổ chức dạy cho học sinh theo hình thức tự nguyện, với những học sinh có nhu cầu. Nhà trường phối hợp với đơn vị có chuyên môn để đứng lớp giảng dạy cho học sinh. Mục tiêu mà CLB hướng tới đó là làm sao cho học sinh yêu thích CNTT, có các kỹ năng cơ bản về CNTT, qua đó ứng dụng vào trong việc học…” – cô Hương chia sẻ.

Đ Giang Quân

Bình luận (0)