Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Môi trường khởi nghiệp ở Việt Nam: Trẻ và năng động

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Các chuyên gia trong lĩnh vc khi nghip nhìn nhn, Vit Nam ni lên như mt trung tâm khi nghip năng đng và tiếp tc là đim đến hp dn ca các nhà đu tư công nghc ngoài.


S
n phm công ngh đưc trưng bày ti Hi ch thiết b công ngh do S KH-CN TP.HCM t chc

Doanh nghip khi nghip tăng mnh

Bằng chứng cho thấy sự năng động đó là sự tăng mạnh số doanh nghiệp khởi nghiệp chỉ sau một thời gian ngắn. Theo báo cáo thống kê của nền tảng khởi nghiệp Tracxn, Việt Nam có môi trường khởi nghiệp trẻ và năng động bậc nhất châu Á. Tại thời điểm đại dịch Covid-19 xuất hiện, Việt Nam mới chỉ có 1.600 doanh nghiệp khởi nghiệp; tuy nhiên, đến nay đã tăng lên hơn 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp, trong số đó có 4 doanh nghiệp được xếp hạng kỳ lân (tức doanh nghiệp khởi nghiệp được định giá trên 1 tỷ USD).

Các chuyên gia khởi nghiệp phân tích, Việt Nam có môi trường khởi nghiệp năng động nhất châu Á là nhờ một nền dân số trẻ, startup không ngại khó, có nhu cầu tiếp nhận sản phẩm tiêu dùng công nghệ mới. Đặc biệt là nhờ chính sách hỗ trợ của Nhà nước và môi trường mở, từ đó thu hút được nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam, ông Tim Evans nhìn nhận Việt Nam nổi lên như một trung tâm khởi nghiệp, gần theo kịp các quốc gia như Indonesia và Singapore. Với dân số trẻ, năng động và có trí thức, độ phủ mạng internet và tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao cùng sự ủng hộ của Chính phủ, Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững vị thế là điểm đến hấp dẫn với cả nhà đầu tư lẫn công ty công nghệ. Ông Tim Avans kỳ vọng Việt Nam sẽ trở thành cái nôi phát triển của những kỳ lân tiềm năng.

Bên cạnh cơ chế, chính sách của Nhà nước, doanh nghiệp khởi nghiệp và các tổ chức hỗ trợ cũng tranh thủ xây dựng các mối quan hệ với đối tác nước ngoài để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước. Đây là những đối tác tiềm năng, thành công ở khu vực và thế giới, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm tìm kiếm thị trường, đầu tư công nghệ bền vững. Đại diện Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (SIHUB, Sở KH-CN TP.HCM) cho biết SIHUB vừa có buổi gặp gỡ, tìm hiểu về cơ hội hợp tác với SIDEC, trực thuộc Ủy ban Thường vụ Thương mại và Đầu tư của bang Selangor (Malaysia). Qua đó hai bên đã có những thảo luận hợp tác trong thúc đẩy cơ hội cho startup gồm: Chương trình tăng tốc cho startup, triển lãm giới thiệu sản phẩm kết nối tại hai quốc gia, tham gia chương trình tăng tốc cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng quỹ công nghệ trong tương lai… Được biết, SIDEC là cơ quan Chính phủ của bang Selangor với nhiệm vụ quản lý quá trình chuyển đổi số của bang và định hướng trở thành trung tâm kỹ thuật số hàng đầu châu Á. Theo đại diện SIHUB, lý do chọn SIDEC để hợp tác đầu tư bởi nơi này đạt được một số thành quả như đào tạo 9.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thương mại điện tử; ươm tạo thành công 90 công ty khởi nghiệp với chương trình Selangor Accelerator cùng trải nghiệm thực tế tại Bắc Kinh (Trung Quốc), Jakarta (Indonesia) và thung lũng Silicon (Mỹ).

Nhng đi tác tim năng

Nhằm hỗ trợ cộng đồng startup Việt Nam và thế giới tăng tốc cho các dự án, SIHUB phối hợp với Quỹ đầu tư mạo hiểm Expara (Singapore) tổ chức chương trình SIHUB – Expara Accelerator đợt 4. Đại diện Quỹ đầu tư mạo hiểm Expara cho biết, ở đợt 4 có nhiều startup hơn và giải thưởng cũng lớn hơn với các cố vấn, nhà đầu tư giàu kinh nghiệm từ những startup thành công và quỹ đầu tư lớn trong khu vực. Cụ thể, các startup sẽ được hướng dẫn và cố vấn chi tiết về quy trình, cách chuẩn bị các thủ tục gây quỹ, kỹ năng thuyết trình và đàm phán với nhà đầu tư… đến từ mạng lưới chuyên gia và đối tác của SIHUB cũng như Quỹ đầu tư mạo hiểm Expara. Theo đó, 20 startup được lựa chọn cho chương trình sẽ nhận được gói hỗ trợ 10.000 USD từ Dịch vụ Web Amazon (AWS); có cơ hội gây quỹ thành công lên đến 150.000 USD thông qua các cơ hội tiếp cận mạng lưới sâu của các nhà đầu tư thiên thần, MNC và các chương trình tăng tốc khác như Do Ventures, Access Ventures, QSF, Ventura. Đặc biệt là có cơ hội tiếp cận các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến thực phẩm…

Các chuyên gia khi nghip phân tích, Vit Nam có môi trưng khi nghip năng đng nht châu Á là nh mt nn dân s tr, startup không ngi khó, có nhu cu tiếp nhn sn phm tiêu dùng công ngh mi. Đc bit là nh chính sách h tr ca Nhà nưc và môi trưng m, t đó thu hút đưc ngun vn đu tư trong và ngoài nưc.

Cũng nằm trong chương trình hợp tác khởi nghiệp với nước ngoài, Úc là quốc gia tiềm năng mà SIHUB nói riêng và Việt Nam nói chung hướng đến. Ông Andrew Parder (phụ trách Tham tán Thương mại và Đầu tư cao cấp thuộc Bang New South Wales, Úc – phụ trách khu vực Asean) thông tin, sau nhiều lần thảo luận, Úc và SIHUB đã thống nhất các chương trình hợp tác trong lĩnh vực kinh doanh, đầu tư công nghệ, phát triển công nghệ, hỗ trợ startup… Trong khuôn khổ hợp tác, hai bên sẽ kết nối với các tập đoàn, chia sẻ kinh nghiệm dựa trên thế mạnh các bên vào lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ tài chính. Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm chuyển giao, định giá sản phẩm công nghệ từ các trường ĐH, thương mại hóa kết quả nghiên cứu đã ứng dựng thành công tại Úc. Bên cạnh đó, hai bên cũng thảo luận sâu phương thức triển khai cụ thể nhằm giúp tăng cường giá trị đến với doanh nghiệp hai nước thông qua kết nối này.

Ngoài Singapore, Malaysia, Úc…, Hàn Quốc cũng được xem là đối tác chiến lược của Việt Nam trong lĩnh vực khởi nghiệp và đầu tư công nghệ. Ông Nguyễn Mạnh Cường (Phó Cục trưởng Cục Công tác phía Nam, Bộ KH-CN) cho biết Hàn Quốc là một trong những quốc gia có nhiều chương trình hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực khởi nghiệp. Cụ thể, hai bên đã có những hoạt động trao đổi, giới thiệu công nghệ, sản phẩm, giải pháp giữa doanh nghiệp, startup tại TP.HCM và các tỉnh của Hàn Quốc. Đặc biệt là các hoạt động giới thiệu về giải pháp và ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo vào các dòng sản phẩm phục vụ cuộc sống từ làm đẹp đến lĩnh vực công nghiệp, giải pháp IoT, quản lý đóng tàu. Hiện nay Việt Nam trở thành đối tác thương mại thứ tư của Hàn Quốc và Hàn Quốc đứng số một về đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, thứ hai về hợp tác phát triển ODA với gần 10 ngàn dự án FDI có tổng số vốn đầu tư gần 80 tỷ USD. Hợp tác đầu tư này góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp Hàn Quốc. “Trong 30 năm hợp tác đầu tư với Hàn Quốc, kim ngạch thương mại song phương tăng 160 lần, từ 500 triệu USD ở những năm đầu tiên đã tăng lên 80 tỷ USD vào năm 2021. Hai nước cùng nhau đề ra mục tiêu cho những năm tới là nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2023 và hướng tới 150 tỷ USD vào năm 2030. Trong đó tăng lượng hàng xuất khẩu Việt Nam – Hàn Quốc, đặc biệt thúc đẩy chuyển giao công nghệ vào thị trường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”, ông Cường thông tin.

Bài, ảnh: Trn Tri

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)