Y tế - Văn hóaDinh dưỡng học đường

Món ăn bài thuốc từ ốc nhồi

Tạp Chí Giáo Dục

Ốc nhồi còn gọi là ốc đồng, điền loa, sống trong các ao, ruộng vùng đồng bằng, trung du. Loài ốc nước ngọt phổ biến, vỏ tương đối lớn. 

Mặt vỏ bóng, màu xanh vàng hoặc nâu đen, mặt trong hơi tím. Lỗ miệng dài hẹp, tháp ốc vuốt nhọn, có 5,5 – 6 vòng xoắn, các vòng xoắn hơi phồng, rãnh xoắn nông, các vòng xoắn trên nhỏ dần, vuốt nhọn dài. 

Vành miệng sắc, không lộn trái, lớp sứ bờ trụ dày. Lỗ rốn dạng rãnh hẹp dài. Ốc nhồi được sử dụng làm thực phẩm được ưa chuộng phổ biến như ốc xào, bún ốc, canh ốc, ốc nhồi thịt, ốc hấp lá gừng, ốc nhồi hấp sả…

Theo y học cổ truyền, ốc nhồi vị ngọt, mặn, tính hàn; vào vị, đại tràng, bàng quang. Các món ăn từ ốc nhồi giúp thông lợi đại tiểu tiện, giải phiền nhiệt và tiêu thũng nên thường sử dụng làm thực đơn cho mùa hè.

Sau đây là món ăn bài thuốc
– Bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe
Bài 1: Ốc nhồi 500 – 2kg  (khoảng 30 con, tùy vào lượng người ăn gia giảm), thịt lợn nạc xay 200g, giò sống 300g, nấm hương 50g, sả, gia vị vừa đủ. Cách chế biến như sau: Ngâm ốc cho hết nhớt, rửa sạch, luộc sơ, khêu ra lấy phần thịt cắt hạt lựu. Sả, nấm, hành băm nhỏ, tất cả trộn đều hỗn hợp các thứ trên, nêm gia  vị cho vừa.
Vỏ ốc sau khi lấy hết phần ruột thì luộc lại với nước gừng để hết tanh, hoặc rửa bằng sạch cho hỗn hợp trên vào vỏ ốc (không chặt quá, vì thịt còn nở). Cho vỏ xả vào nồi, xếp ốc đã nhồi lên, đun khoảng 12 phút là chín. Chấm ốc với nước mắm gừng, thêm sả và lá chanh, ăn nóng. 
Bài 2: Ốc nhồi 500 – 1.000g, củ chuối 250 – 500g (tùy vào lượng người ăn). Ốc ngâm sạch, luộc qua lấy phần thịt ốc, rửa sạch nhớt, thái miếng; củ chuối giã lấy nước, nấu với ốc. Đun nhỏ lửa khi chín nhừ thêm đường trắng và gia vị cho ăn.
– Chữa sốt nóng, nước tiểu sẻn đỏ: 
Bài 1: Ốc nhồi 500 – 1.000g, nấm hương 20g, thịt nạc 60g. Ốc ngâm nước sạch 1 – 2 ngày, luộc  qua  lấy phần thịt ốc, rửa sạch nhớt, thái lát; nấm hương ngâm rửa sạch để ráo nước, thái nhỏ; thịt nạc thái cùng trộn lẫn với ốc và nấm hương, thêm gia vị hành, gừng… ướp các gia vị trên trong khoảng 15 phút. Cho dầu hoặc mỡ xào to lửa thêm nước cho ngập ốc, đun cho sôi đều. Ăn nóng. Ăn liền 3 – 5 ngày.
Bài 2: Ốc nhồi 500 – 1.000g. Ngâm ốc với nước gạo 2 – 3 ngày sau rửa sạch, đem luộc với một nắm lá bưởi, xả đến chín, khêu ốc ăn với nước gừng pha dấm, đường và mắm, đồng thời uống nước luộc ốc.
– Giải rượu: Ốc nhồi 500 – 1.000g luộc qua lấy thịt ốc, rửa sạch, thái miếng, nấu với đậu phụ, hành củ (hoặc hành tươi) lấy nước cho uống.
Lưu ý: Những người tỳ vị hư hàn không nên dùng.       
Theo Sức khỏe & Đời sống

Bình luận (0)

Y tế - Văn hóaDinh dưỡng học đường

Món ăn – bài thuốc từ ốc nhồi

Tạp Chí Giáo Dục

Ốc nhồi còn gọi là ốc đồng, điền loa, sống trong các ao, ruộng vùng đồng bằng, trung du. Ốc nhồi là nguyên liệu để chế biến thành nhiều món ăn dân dã như ốc xào, bún ốc, canh ốc hay những món đặc sản: ốc nhồi thịt, ốc hấp lá gừng, ốc nhồi hấp sả. Các món ăn này giúp thông lợi đại tiểu tiện, giải phiền nhiệt và tiêu thũng nên thường làm thực đơn cho mùa hè. 

Ốc nhồi chứa protid, lipid, các vitamin (B1, B2, PP), muối Ca, P. Theo Đông y, ốc nhồi vị ngọt, mặn, tính hàn; vào vị, đại tràng, bàng quang. Vỏ ốc vị ngọt, tính bình, có công năng lợi thủy thanh nhiệt. Dùng cho các trường hợp sốt nóng, đái khó, phù nề, vàng da, bệnh tiểu đường, trĩ. Vỏ ốc có tác dụng giải tâm phiền.
Món ăn – bài thuốc chữa bệnh từ ốc nhồi:
Canh ốc nhồi, củ chuối tiêu: ốc nhồi 500 – 2.000g, củ chuối 500 – 1.000g. Ốc ngâm sạch, đập bỏ vỏ, rửa sạch nhớt, thái miếng; củ chuối ép lấy nước, nấu với ốc, khi chín nhừ thêm đường trắng và gia vị cho ăn.
Ốc nhồi xào nấm hương: ốc nhồi 500 – 2.000g, nấm hương 20g, thịt nạc 60g. Ốc ngâm nước sạch 1 – 2 ngày, đem đập lấy phần thịt ốc, rửa sạch nhớt, thái lát; nấm hương ngâm rửa sạch để ráo nước, thái nhỏ; thịt nạc thái cùng trộn lẫn với ốc và nấm hương, thêm gia vị hành, gừng, bột tiêu, muối, dấm; để 15 phút. Xào to lửa với dầu đến chín, thêm nước dùng, đun cho sôi đều. Ăn nóng. Dùng cho các trường hợp sốt nóng vàng da, tiểu ít.
Nước canh ốc nhồi, tàu hũ: ốc nhồi 500 – 1.000g đem đập bỏ vỏ ốc, rửa sạch, thái miếng, nấu với đậu phụ, hành củ (hoặc hành tươi) lấy nước cho uống. Dùng cho các trường hợp say rượu.
Ốc nhồi luộc: ốc nhồi 500 – 2.000g. Ngâm ốc với nước gạo 2 – 3 ngày sau rửa sạch, đem luộc với một nắm lá bưởi đến chín, khêu ốc ăn với nước gừng pha dấm thanh, đường và mắm, đồng thời uống nước luộc ốc. Dùng cho bệnh nhân sốt nóng vàng da.
Chữa lợi và niêm mạc lở loét, lưỡi rộp: vỏ ốc 2 cái, cỏ nhọ nồi 50g. Vỏ ốc sao với cát, tán mịn; cỏ nhọ nồi sấy khô, tán bột. Trộn đều hai thứ bột. Xát vào răng lợi nhiều lần trong ngày.
Kiêng kỵ:Những người tỳ vị hư hàn không nên dùng.
Theo TS. Nguyễn Đức Quang
Sức khỏe & Đời sống