Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Môn đạo đức ở bậc tiểu học

Tạp Chí Giáo Dục

Môn đo đc có vai trò và v trí rt quan trng trong vic giáo dc hc sinh bc tiu hc. Nó không ch bi dưng nhn thc v chun mc đo đc xã hi, mà còn góp phn đnh hình và phát huy nhng phm cht cn thiết ca nhân cách con ngưi.

Trong nhà trường, người thầy phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Trong nh: Hc sinh Trưng Tiu hc Đinh Tiên Hoàng (Q.1) trong gi hc môn đo đc. Ảnh: Anh Khôi

Tuy nhiên, hiện nay việc giáo dục đạo đức trong trường tiểu học gặp nhiều trở ngại. Phương tiện nghe nhìn ngày càng phát triển làm cho trẻ dễ dàng tiếp cận và từ đó các em dễ dàng tiếp nhận những điều xấu. Bên cạnh đó, ở gia đình và xã hội có rất nhiều điều trái ngược với các nội dung đạo đức được dạy học trong nhà trường. Những điều trái ngược này do người lớn thực hiện một cách thường xuyên trước mắt các em. Đó là việc giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng, chấp hành luật lệ giao thông, giúp đỡ người già, giúp người có hoàn cảnh khó khăn, nói lời xin lỗi… không được cha mẹ, anh chị, những người xung quanh làm đúng như nhà trường, thầy cô giáo chỉ dạy. Những điều trái ngược này ảnh hưởng rất lớn đối với học sinh. Các em có hoàn toàn tin vào những điều thầy cô giáo dạy bảo? Hay là các em phải làm theo cha mẹ và những người xung quanh?

Để làm tốt việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học, theo tôi, cần thực hiện tốt một số biện pháp sau đây:

Thứ nhất, người thầy phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Đối với học sinh tiểu học, ngoài cha mẹ, thầy cô giáo có vị trí hết sức quan trọng và có sức tác động rất lớn đối với trẻ. Có thể trong khoảng thời gian dài những điều cha mẹ dạy bảo, thuyết phục mà trẻ không chịu nghe theo, không chấp nhận, nhưng nếu cũng với những điều đó được thầy cô giáo yêu cầu thì các em lại phục tùng tuyệt đối. Có thể nói rằng hình ảnh của thầy cô giáo ở bậc tiểu học là hình ảnh khó phai mờ trong tâm trí học sinh. Điều này xuất phát từ sự chuẩn mực của thầy cô giáo. Do đó, mỗi nhà trường phải quán triệt đến tận giáo viên để mỗi người thật sự là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

Thứ hai, nhà trường thường xuyên tổ chức thực hành đạo đức cho học sinh. Đây là hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo cơ hội cho học sinh chuyển hóa bước đầu những tri thức và niềm tin về các chuẩn mực đạo đức đã học thành hành vi và thói quen. Ngoài việc thực hành đạo đức do thầy cô giáo hướng dẫn trong lớp, nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt động tập thể rộng lớn cho các em thực hành như kết hợp tổ chức kỷ niệm những ngày lễ với các hoạt động dã ngoại, tham quan di tích, thăm gia đình thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn… Các hoạt động này nhằm giúp học sinh thực hành những lý thuyết đạo đức, chuyển hóa những nhận thức tốt, đúng của các em thành lời nói, hành vi đạo đức được thể hiện trước mắt nhiều người. Những lời nói, hành vi của các em được nhiều người nhận xét đánh giá. Dựa trên nhận xét, đánh giá này nhà trường, thầy cô giáo có biện pháp kịp thời uốn nắn những sai lệch trong học sinh hoặc phát huy những điều tốt giúp các em rèn luyện hình thành thói quen đạo đức.

Thứ ba, sự giáo dục của gia đình. Gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của con người. Gia đình và truyền thống gia đình ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và giáo dục đạo đức cho học sinh. Mọi người trong gia đình có quan hệ đối xử tốt, quan tâm chăm sóc lẫn nhau, có tôn ti trật tự, ông bà, cha mẹ, anh chị thật sự là tấm gương để học sinh noi theo thì bản thân học sinh đó bước đầu sẽ có nền tảng đạo đức tốt. Trái lại, trong một gia đình lộn xộn, không có tôn ti trật tự, các thế hệ không tôn trọng lẫn nhau… thì tư tưởng, đạo đức của học sinh sẽ bị ảnh hưởng không tốt. Các điều kiện để có giáo dục gia đình tốt là trình độ nhận thức, văn hóa và đời sống kinh tế gia đình. Các điều kiện này phụ thuộc vào nỗ lực của từng gia đình và sự phát triển của xã hội.

Nguyn Hoàng Duy

Bình luận (0)