Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Môn địa lý phải đọc kỹ, phân loại các câu hỏi trong đề

Tạp Chí Giáo Dục

Thi gian đến ngày thi tt nghip THPT không còn nhiu, do vy các em phi hết sc tp trung cho vic ôn tp, bám sát vào cu trúc đ thi minh ha ca B GD-ĐT.


Cô Lê Th Thùy hưng dn hc sinh lp 12 trong trưng ôn tp môn đa lý

Theo đó, đề thi môn địa lý có 40 câu trắc nghiệm (thời gian làm bài 50 phút), bao gồm câu hỏi bài tập và câu hỏi lý thuyết. Trong đó, phần câu hỏi bài tập có 15 câu Atlat và 5 câu bài tập liên quan đến công thức địa lý, các câu hỏi về biểu đồ. Cụ thể, với 15 câu Atlat thì do sử dụng Atlat nên học sinh dễ lấy điểm hơn, song sẽ có khoảng 2-3 câu hỏi ở mức độ khó, thông thường học sinh sẽ lấy điểm tối đa ở 12 câu. Còn 5 câu hỏi bài tập thì có áp dụng một số công thức cơ bản, những câu hỏi này nếu trong quá trình học các em chú ý sẽ lấy điểm từ 2-3 câu. Riêng câu hỏi bài tập mà tích hợp từ 2-3 dạng biểu đồ thì hơi khó với học sinh.

Với 20 câu trắc nghiệm lý thuyết sẽ được chia thành 2 mức độ: Mức độ nhận biết – thông hiểu, rơi vào khoảng 15 câu, tập trung chủ yếu vào các phần địa lý vùng, địa lý kinh tế, địa lý tự nhiên. Phần học sinh thường mất điểm và lựa chọn trả lời theo kiểu 50:50 là rơi vào câu hỏi lý thuyết ở mức độ vận dụng cao, khoảng 5 câu. Đây là phần câu hỏi có tính phân hóa học sinh, chủ yếu rơi vào các phần kiến thức về phần vùng. Với cấu trúc như trên, các em nên ưu tiên cho phần Atlat trước, sau đó đến 5 câu bài tập và đến 15 câu lý thuyết ở mức độ vừa phải. Những câu mang tính phân loại cao thì tùy vào khả năng các em sẽ lựa chọn đáp án phù hợp.

Các vt dng thí sinh đưc phép mang vào phòng thi

Tại Thông tư số 02/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, Bộ GD-ĐT quy định, để phục vụ quá trình làm bài thi, thí sinh được mang vào phòng thi, gồm: Bút viết; thước kẻ; bút chì; tẩy chì; êke; thước vẽ đồ thị; dụng cụ vẽ hình; máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ; Atlat địa lý Việt Nam được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 (không có đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung nào khác). Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng quy định rõ các vật dụng cấm mang vào phòng thi, gồm: Giấy than, bút xóa, đồ uống có cồn; vũ khí và chất gây nổ, gây cháy; tài liệu, thiết bị truyền tin (thu, phát sóng thông tin, ghi âm, ghi hình) hoặc chứa thông tin để gian lận trong quá trình làm bài thi. Nếu vi phạm quy định này, mang một trong số các vật dụng cấm thì sẽ bị đình chỉ thi, đồng nghĩa với việc được điểm 0 bài thi đó và không được dự thi các môn tiếp theo.

Cũng theo quy chế thi tốt nghiệp THPT, tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định ghi trong giấy báo dự thi để làm thủ tục dự thi: Xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân và nhận thẻ dự thi; nếu thấy có những sai sót về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên, phải báo ngay cho cán bộ coi thi hoặc người làm nhiệm vụ tại điểm thi để xử lý kịp thời; trường hợp bị mất thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ cần thiết khác, phải báo cáo ngay cho trưởng điểm thi để xem xét, xử lý. Mỗi buổi thi, thí sinh có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định, chấp hành hiệu lệnh của Ban Coi thi và hướng dẫn của cán bộ coi thi. Thí sinh đến chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được dự thi buổi thi đó.

Yến Hoa

Tuy nhiên, các em cần lưu ý trong quá trình làm các câu hỏi liên quan đến câu Atlat thì cũng sẽ có những câu hỏi mà học sinh chỉ cần nhìn vào ký hiệu là cũng có thể chọn được câu đúng. Nhưng cũng có những câu là trong câu hỏi có từ 2-3 dữ liệu, nếu học sinh không chú ý thì sẽ dễ nhầm lẫn. Ngoài ra, một số câu Atlat phải kết hợp từ 2 trang Atlat trở lên thì mới có thể trả lời được, với những câu này thì học sinh có thể gặp khó. Do vậy, dù với các phần kiến thức cơ bản thì khi làm bài thi, các em cũng cần đọc kỹ, không chủ quan. Yêu cầu của đề là gì thì trả lời đúng trọng tâm câu hỏi.


Hc sinh phi nm chc ni dung trng tâm phn kiến thc lp 12 mi làm bài thi tt (nh minh ha). Ảnh: Anh Khôi

Đối với môn địa lý thì đề thi sẽ vừa kết hợp phần kiến thức địa lý thuần túy song cũng vừa kết hợp sự tư duy. Các câu hỏi trong đề thi không chỉ dừng ở kiến thức học thuộc, chỉ khoảng 50% câu hỏi lý thuyết. Thậm chí, ngay cả trong các câu hỏi lý thuyết thì cũng có mức độ tư duy, liên quan phần này với phần khác. Do vậy, ngoài học thuộc thì học sinh cũng cần phải tư duy, kết hợp phần kiến thức này với kiến thức khác. Nếu học thuộc, học vẹt thì các em sẽ gặp khó với các phần kiến thức thực tiễn.

Thời gian sắp đến ngày thi, các em nên cố gắng hệ thống lại kiến thức lý thuyết, làm các đề thi mẫu để biết được cấu trúc đề, định dạng câu hỏi đó là câu Atlat hay bài tập để làm quen. Trong việc hệ thống lại kiến thức, các em cần nắm được nội dung kiến thức cốt lõi trọng tâm ở phần kiến thức lớp 12 mà giáo viên đã dạy.

Trước ngày thi, các em không nên thức khuya quá vì có thể gây căng thẳng, mà cố gắng giữ tâm lý thoải mái. Và trước khi đi thi, các em nhớ phải chuẩn bị Atlat, máy tính theo quy định của Bộ GD-ĐT. Bởi vì nếu quên những vật dụng này sẽ khiến các em gặp nhiều khó khăn, hạn chế khi làm bài thi môn địa lý. Khi làm bài thi, các em phải đọc kỹ đề, phân loại các câu hỏi trong đề. Với những câu hỏi dễ thì tập trung làm trước, làm kỹ để chắc chắn lấy được điểm những câu này. Các em cần phân bố thời gian hợp lý khi làm bài.

Lê Th Thùy
(Giáo viên môn đa lý Trưng THPT
Phan Đăng Lưu, Q.Bình Th
nh, TP.HCM)

Bình luận (0)