Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Môn hóa: không khó nhưng mất thời gian

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Đề thi môn hóa dễ hơn so với môn lý và cũng không có nội dung hóc búa như đề toán. Đó là nhận định chung của đa số thí sinh khối A. Tuy nhiên, hầu hết học sinh thuộc loại giỏi tỏ ra thất vọng vì không thể đạt điểm cao nhất với đề thi được xem là không quá khó này.
Nhiều thí sinh khá giỏi tỏ ra tiếc nuối “ước gì thời gian dài hơn may ra mới có thể làm kịp đề”, trong khi thông tin từ thí sinh học lực trung bình cho rằng “thậm chí còn không đủ thời gian khoanh tròn hết số câu trắc nghiệm”.
Thầy Biện Văn Cư, giáo viên Trường THPT Võ Thị Sáu (TP.HCM), nhận định: “Nội dung đề thi toán phù hợp với nội dung hai chương trình cơ bản và nâng cao của ba khối 10, 11 và 12. Nội dung chương trình hóa khối 10 chiếm 13%, khối 11 chiếm khoảng 23% và khối 12 chiếm 64% so với tổng số câu đề thi. Về lý thuyết chiếm 54%, toán chiếm 46% tổng số câu. Thay vì đề năm ngoái số câu có nội dung thuộc chương trình 10 và 11 chiếm khoảng 50%, đề năm nay có chỉnh đổi để tập trung vào chương trình hóa 12”.
Cùng ý kiến nhiều thầy cô môn hóa, thầy Cư cho rằng: “Đề không khó, câu hỏi đề này cũng na ná trong nhiều sách bài tập. Tuy nhiên, phần tính toán ở đề này quá nhiều, quá chi li, nhiều bước mới ra đến kết quả. Tỉ lệ các câu hỏi tính toán nhiều, trong từng câu phải tính quá nhiều thành ra học sinh sẽ căng thẳng về thời gian. Do mất quá nhiều thời gian tính toán, sẽ rất ít thí sinh có đủ thời gian hoàn thành toàn bộ câu hỏi đề này. Học sinh trung bình có thể ở mức 3-4 điểm, nhưng phải có trình độ khá mới có thể đạt đến điểm 5-6. Học sinh giỏi đạt 7-9 điểm nhưng khó có điểm 10”.
Một giáo viên chuyên dạy luyện thi cho rằng với đề này, học sinh giỏi nhưng không được luyện kỹ cũng sẽ đạt đến điểm 6. Những thí sinh được làm bài tập nhiều, rèn khả năng tính toán thật nhuyễn mới mong đạt điểm khá giỏi. Thầy Nguyễn Tấn Trung, giáo viên Trung tâm bồi dưỡng văn hóa và luyện thi Vĩnh Viễn (TP.HCM), cho rằng đề môn hóa nhẹ nhàng hơn một chút so với toán và lý.
Trong khi đó theo thầy Cao Văn Giang, giáo viên Trường THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội: “Đề thi hóa năm nay được dư luận đánh giá là khó hơn đề năm 2009. Nhưng tôi cho rằng đề thi như thế là hợp lý, vừa sức thí sinh. Đề có một số lượng vừa phải những câu đòi hỏi tính toán, suy luận. Tôi cho như thế là hợp lý, đáp ứng yêu cầu của kỳ thi đại học. Theo dự đoán của tôi, một đề thi như thế điểm sẽ đạ nhiều ở khoảng 6-7. Những học sinh có học lực trung bình, trung bình khá nếu ôn tập tốt cũng có thể đạt 6-7 điểm, học sinh khá có thể đạt điểm 8 dễ dàng. Nhưng điểm giỏi sẽ không nhiều”.
Theo TTO

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)