Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Môn khoa học lớp 5 chương trình mới theo hướng thí nghiệm, thực hành

Tạp Chí Giáo Dục

Vi mc tiêu góp phn hình thành, phát trin hc sinh tình yêu con ngưi, thiên nhiên; trí tưng tưng khoa hc, hng thú tìm hiu thế gii t nhiên; ý thc bo v sc khe ca bn thân, gia đình, cng đng; ý thc tiết kim và bo v tài nguyên thiên nhiên; tinh thn trách nhim vi môi trưng sng, môn khoa hc lp 5 trong Chương trình giáo dc ph thông 2018 ging dy theo hưng thí nghim, thc hành.

Theo tác giả, học sinh có hứng thú, say mê với môn khoa học hay không, phần lớn phụ thuộc vào người thầy (ảnh minh họa). Ảnh: Đ.Yến

Cụ thể, môn khoa học lớp 5 trong chương trình mới gồm các nội dung: Chất; năng lượng; thực vật và động vật; nấm và vi khuẩn; con người và sức khỏe; sinh vật và môi trường.

Ở nội dung chất, học sinh phải nêu được một số thành phần của đất; trình bày được vai trò của đất đối với cây trồng; nêu được nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm, xói mòn đất và biện pháp chống ô nhiễm, xói mòn đất; đề xuất, thực hiện được việc làm giúp bảo vệ môi trường đất và vận động những người xung quanh cùng thực hiện; phân biệt được hỗn hợp và dung dịch từ các ví dụ đã cho; thực hành tách muối hoặc đường ra khỏi dung dịch muối hoặc dung dịch đường; nêu được ở mức độ đơn giản một số đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí; trình bày được ví dụ về biến đổi trạng thái của chất; trình bày được một số ví dụ đơn giản gần gũi với cuộc sống về biến đổi hóa học.

Tương tự, phần năng lượng, học sinh phải trình bày được một số nguồn năng lượng thông dụng và việc sử dụng chúng trong cuộc sống hằng ngày; mô tả được cấu tạo và hoạt động của mạch điện thắp sáng gồm nguồn điện, công tắc và bóng đèn; giải thích được lý do sử dụng vật dẫn điện, vật cách điện trong một số đồ vật, tình huống thường gặp; đề xuất được cách làm thí nghiệm để xác định vật dẫn điện, vật cách điện; nêu được một số quy tắc cơ bản về an toàn điện và tuân thủ các quy tắc an toàn điện trong tình huống thường gặp; nêu và thực hiện được việc làm thiết thực để tiết kiệm năng lượng điện ở trường và ở nhà; đề xuất và trình bày được những việc cần làm để sử dụng an toàn, tiết kiệm năng lượng điện một cách đơn giản, dễ nhớ để vận động gia đình và cộng đồng cùng thực hiện; nêu được một số nguồn năng lượng chất đốt và vai trò của chúng trong đời sống và sản xuất; trình bày được biện pháp phòng chống cháy, nổ, ô nhiễm khi sử dụng năng lượng chất đốt; nêu và thực hiện được việc làm thiết thực để tiết kiệm năng lượng chất đốt; kể được tên một số phương tiện, máy móc và hoạt động của con người sử dụng năng lượng mặt trời, gió và nước chảy; thu thập, xử lý thông tin và trình bày được về việc khai thác, sử dụng các dạng năng lượng nêu trên.

Với nội dung thực vật và động vật, học sinh phải đặt được câu hỏi về sự sinh sản của thực vật có hoa; xác định được cơ quan sinh sản của thực vật có hoa; phân biệt được hoa đơn tính và hoa lưỡng tính; vẽ sơ đồ, ghi chú được tên các bộ phận của hoa và các bộ phận của hạt; dựa trên sơ đồ nêu được vai trò của nhị và nhụy trong quá trình thụ phấn, thụ tinh, tạo hạt và quả; nêu được ví dụ về cây con mọc ra từ thân, rễ, lá của một số thực vật có hoa. Ở phần thực hành: trồng cây bằng hạt và trồng cây bằng thân (hoặc lá, rễ); đặt được câu hỏi về sự sinh sản của động vật; nêu được tên một số động vật đẻ trứng, đẻ con và các hình thức sinh sản của chúng qua quan sát tranh ảnh, video. Sử dụng sơ đồ đã cho, ghi chú được tên một số giai đoạn phát triển chính của cây con mọc lên từ hạt và cây con mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ; trình bày được sự lớn lên của cây con; sử dụng sơ đồ đã cho, ghi chú được vòng đời của một số động vật đẻ trứng và đẻ con; trình bày được sự lớn lên của con non nở ra từ trứng và con non được sinh ra từ thú mẹ.

Còn nội dung nấm và vi khuẩn, học sinh phải nhận ra được vi khuẩn có kích thước nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường; chúng sống ở khắp nơi trong đất, nước, sinh vật khác… qua quan sát tranh ảnh, video; trình bày được một đến hai ví dụ về việc sử dụng vi khuẩn có ích trong chế biến thực phẩm; kể được tên một đến hai bệnh ở người do vi khuẩn gây ra; nêu được nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh. Trong khi đó, ở phần con người và sức khỏe, học sinh sẽ phải nêu được ý nghĩa của sự sinh sản ở người; phân biệt được đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội của nam và nữ; thể hiện được thái độ và thực hiện tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; sử dụng được sơ đồ và một số thuật ngữ (trứng, tinh trùng, sự thụ tinh…) để trình bày quá trình hình thành cơ thể người; phân biệt được một số giai đoạn phát triển chính của con người (tuổi ấu thơ, tuổi dậy thì, tuổi trưởng thành…); nêu và thực hiện được những việc cần làm để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. Đặc biệt, giải thích được sự cần thiết phải giữ vệ sinh cơ thể, nhất là ở tuổi dậy thì; có ý thức và kỹ năng thực hiện vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài; nói được về cảm giác an toàn và quyền được an toàn, bảo vệ sự toàn vẹn của cá nhân và phản đối mọi sự xâm hại. Ngoài ra, các em phải trình bày được những nguy cơ dẫn đến bị xâm hại tình dục và cách phòng tránh, ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại; lập được danh sách những người đáng tin cậy để được giúp đỡ khi cần; đưa ra được yêu cầu giúp đỡ khi bản thân hoặc bạn bè có nguy cơ bị xâm hại.

Ở nội dung sinh vật và môi trường, học sinh sẽ phải trình bày được các chức năng cơ bản của môi trường đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng như cung cấp chỗ ở, thức ăn và những nhu cầu sống thiết yếu khác, nơi chứa đựng các chất thải do con người và sinh vật tạo ra trong quá trình sống, bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài. Phải thu thập được một số thông tin, bằng chứng cho thấy con người có những tác động tiêu cực và những tác động tích cực đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên; thực hiện được một số việc làm thiết thực, phù hợp để góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường; xây dựng được nội dung và sử dụng cách trình bày phù hợp như dùng hình ảnh, sơ đồ… để vận động mọi người cùng sống hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học ở địa phương.

Để đạt được mục tiêu của các nội dung môn khoa học lớp 5, sách giáo khoa cũng đã được thiết kế theo hướng quan sát, thí nghiệm, thực hành. Điều đó đòi hỏi rất lớn ở sự tổ chức dạy học của người thầy. Chủ đề nào, bài học nào cũng có thí nghiệm, thực hành. Vì thế, thầy cô cần phải thí nghiệm trước để có thể rút kinh nghiệm, hỗ trợ học sinh tự thực hiện thật tốt. Trong nhiều bài học, các thí nghiệm có thời gian dài, không thể tổ chức tại lớp. Chính vì thế, giáo viên phải hướng dẫn học sinh làm các thí nghiệm này ở nhà và ghi lại từng bước của quá trình thí nghiệm, thực hành để có thể trình bày ở lớp và rút ra được kiến thức. Bài học STEM, lớp học đảo ngược… sẽ là các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với môn khoa học 5. Học sinh có hứng thú, say mê với môn khoa học hay không, phần lớn phụ thuộc vào người thầy.

Lê Phương Trí

Bình luận (0)