Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Môn lịch sử từ lựa chọn trở thành bắt buộc: Có thể có nhiều xáo trộn

Tạp Chí Giáo Dục

Khi lch s t môn hc la chn thành bt buc không đơn gin là thay “la chn” bng “bt buc” mà có th s “làm thay đi tinh thn ca Chương trình GDPT 2018”.


Có th có nhiu thay đi khi lch s tr thành môn hc bt buc trong Chương trình GDPT 2018

Có th có nhiu thay đi

Chương trình GDPT 2018 được Bộ GD-ĐT chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9); giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).

Trong giai đoạn giáo dục cơ bản, chương trình lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp; thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học. Đồng thời, chương trình thiết kế một số môn học theo các chủ đề, tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn những chủ đề phù hợp với sở thích và năng lực.

Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, bên cạnh một số môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, học sinh được lựa chọn những môn học và chuyên đề học tập phù hợp với sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp của mình.

Với cách thức xây dựng như vậy, chương trình bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học với nhau và liên thông với chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục đại học.

Việc đưa lịch sử trở thành bộ môn lựa chọn ở bậc THPT là nhằm thể hiện tinh thần của Chương trình GDPT 2018. Nếu yêu thích và có mong muốn tìm hiểu chuyên sâu đến các lĩnh vực có liên quan đến môn lịch sử, học sinh sẽ chủ động lựa chọn để học tập.

Từ yếu tố cốt lõi của chương trình khi xây dựng, hiệu trưởng một trường THPT tại quận Bình Tân thẳng thắn, khi lịch sử từ môn học lựa chọn thành môn học bắt buộc chắc chắn là niềm mong đợi của nhiều nhà giáo dục, đặc biệt là đội ngũ giáo viên dạy lịch sử. Thế nhưng, không đơn giản chỉ là thay từ “lựa chọn” bằng từ “bắt buộc” mà sự chuyển đổi còn có thể sẽ “làm thay đổi tinh thần của Chương trình GDPT 2018”, cần phải cân nhắc. 

“Ở bậc THPT, chương trình xây dựng theo hướng định hướng nghề nghiệp. Sẽ có 3 nhóm môn lựa chọn, bao gồm: nhóm môn Khoa học xã hội (vật lý, hóa học, sinh học); Khoa học tự nhiên (lịch sử, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật); nhóm môn công nghệ và nghệ thuật (công nghệ, tin học, nghệ thuật). Học sinh sẽ chọn 5 môn trong 3 nhóm, mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn.

Do đó, giả sử lịch sử trở thành môn học bắt buộc thì trước hết, yếu tố hướng nghiệp theo tinh thần của Chương trình GDPT 2018 đã không còn phù hợp, phải chỉnh sửa chương trình ở bậc THCS như thế nào. Kế đó, học sinh sẽ phải lựa chọn các nhóm tổ hợp môn học như thế nào, có ảnh hưởng đến các môn học lựa chọn khác hay không… Đó là còn chưa kể đến việc thời lượng giảng dạy sẽ bị thay đổi hoàn toàn…”, vị hiệu trưởng phân tích.

Ngoài ra, vị hiệu trưởng cũng băn khoăn thêm về sách giáo khoa bộ môn lịch sử trong Chương trình GDPT 2018 nếu bộ môn này chuyển từ “lựa chọn” sang “bắt buộc”. Theo ông, sách giáo khoa lịch sử chương trình mới bậc THPT được viết để vừa theo hướng chuyên sâu hướng nghiệp, vừa kế thừa các kiến thức ở giai đoạn giáo dục cơ bản. “Khi trở thành môn học bắt buộc liệu sách giáo khoa lịch sử có phải viết lại hay không?”, ông băn khoăn.

Từ những trăn trở này, ông mong mỏi Chính phủ và Bộ GD-ĐT cần phải hết sức cân nhắc, tính toán nhiều yếu tố “được, mất” để làm sao những thay đổi, điều chỉnh (nếu có) không gây xáo trộn quá lớn đến mục tiêu cốt lõi của việc đổi mới giáo dục và tư tưởng đội ngũ giáo viên, trang bị được cho học sinh bậc THPT những kiến thức cơ bản cần có của một công dân toàn cầu, có tri thức và lòng tự tôn dân tộc. 

Quan trng giúp hc sinh, ph huynh hiu và đng hành

Dù tâm tư khi lịch sử được xếp là bộ môn lựa chọn trong Chương trình GDPT 2018 song thầy Huỳnh Thanh Phú – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10) đánh giá, điều này phù hợp với giáo dục ở các nước phát triển trên thế giới, giúp thay đổi tư duy hướng nghiệp của học sinh, phụ huynh, xã hội và cả cách thức giảng dạy của mỗi nhà trường.


Điu quan trng khi thc hin Chương trình GDPT 2018  bc THPT là làm sao giúp ph huynh, hc sinh hiu và đng thun

Theo thầy Huỳnh Thanh Phú, Chương trình GDPT 2018 được Bộ GD-ĐT công bố từ năm 2018. Bậc THPT là cấp học triển khai chương trình sau cùng – sau 5 năm mới đi vào thực hiện ở lớp 10. Các nhà trường đã có lộ trình, thời gian đủ dài để chuẩn bị về đội ngũ, nhân sự, cơ sở vật chất, nhất là truyền thông tư tưởng với đội ngũ để bắt tay thực hiện chương trình một cách chủ động nhất. 

“Trong trường hợp nếu lịch sử được tính toán lại đưa vào môn học bắt buộc ở bậc THPT, học sinh sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với môn học, hiểu hơn về lịch sử để làm hành trang sau này, song Bộ GD-ĐT cần có sự thiết kế, tính toán hợp lý nhất. Để chương trình thực hiện thành công, dù môn học là lựa chọn hay bắt buộc thì quan trọng là làm sao giúp phụ huynh, học sinh hiểu và đồng thuận, đội ngũ giáo viên tin tưởng và kiên định vào mục tiêu đổi mới giáo dục…”, thầy Huỳnh Thanh Phú nhấn mạnh.

Để xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình GDPT 2018 hướng đến sự phù hợp, Trường THPT Trần Khai Nguyên (quận 5) đã tổ chức khảo sát học sinh khối 9 trên địa bàn quận. Kết quả, các em quan tâm nhiều đến các môn khoa học xã hội.

“Rõ ràng, với việc xây dựng nhóm môn học lựa chọn từ bước đầu đã trao cho học sinh cơ hội ở các môn học mà các em quan tâm, yêu thích. Từ kết quả khảo sát này, nhà trường đã xây dựng các tổ hợp môn lựa chọn phù hợp nhất… Khi học sinh lớp 10 vào trường, một lần nữa trường sẽ giúp phụ huynh, học sinh nắm rõ hơn về lựa chọn môn học”, thầy Nguyễn Duy Tuyển – Hiệu trưởng Trường THPT Trần Khai Nguyên cho hay.

Đ Giang Quân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)