Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Môn ngữ văn có nên vận dụng dạy học STEM?

Tạp Chí Giáo Dục

Đó là câu hi ca mt s giáo viên ng văn gi tôi, kèm theo bài báo nêu lên ving dng STEM vào bài dy ng văn lp 12. Tôi xin nêu ý kiến như sau:


Theo tác gi
, ving dng STEM hay STEAM khó đáp ng đưc yêu cu ca gi dy đc hiu văn bn (nh minh ha). Ảnh: Anh Khôi

Trước hết cần nắm vững bản chất và mục đích của dạy học STEM. Theo đó, STEM viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học). Cụ thể, giáo dục STEM về bản chất là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Giáo dục STEM sẽ phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn. Thay vì dạy học bốn lĩnh vực là những đối tượng riêng biệt và rời rạc, STEM tích hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế. STEM không nhằm mục đích giáo dục học sinh trở thành những nhà toán học, nhà khoa học, kỹ sư hay những kỹ thuật viên mà giúp các em có kỹ năng để làm việc và phát triển được trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay. Sau này còn có sự kết hợp của cả nghệ thuật (Art) thành STEAM. Giáo dục STEAM là một khái niệm dạy học liên ngành kết hợp giữa nghệ thuật với các môn học STEM truyền thống. Có thể thấy ứng dụng STEM hay STEAM chủ yếu là ở các môn khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học), công nghệ, toán học…, còn sự kết hợp của Art chủ yếu là yêu cầu chú ý đến tính mỹ thuật của các sản phẩm STEM tạo ra mà thôi.

Thứ hai, khi ứng dụng bất kỳ một phương pháp hay hình thức dạy học nào cho môn học, người giáo viên cũng cần xác định và trả lời được câu hỏi: Mục tiêu của bài học là gì? Sự áp dụng này có giúp mình đạt được mục tiêu ấy một cách hiệu quả và tích cực không?… Môn ngữ văn trong chương trình 2006 cũng như chương trình 2018 bao gồm các kiểu bài học: Đọc hiểu văn bản, tiếng Việt, viết (tập làm văn), nói và nghe; chuyên đề học tập. Mỗi giờ học có mục tiêu và yêu cầu riêng, nhưng đều hướng tới mục tiêu chung nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, thông qua các hoạt động đọc, viết, nói và nghe. Phần ứng dụng STEM mà giáo viên nêu trong bài báo là ứng dụng vào giờ đọc hiểu văn bản “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân). Mục tiêu của dạy học đọc hiểu là hình thành cho học sinh năng lực đọc. Cụ thể hiểu đúng nội dung, hình thức của văn bản và biết cách đọc một văn bản theo đặc trưng thể loại. Như thế mục tiêu của bài học trên là hiểu được nội dung và nghệ thuật của bài “Người lái đò sông Đà” và biết cách đọc một bài ký theo thể tùy bút.


Ti
ết hc STEM môn vt lý ca hc sinh lp 12 (nh minh ha). Ảnh: Đ.Yến

Để làm rõ và hiểu đúng nội dung, hình thức của bài ký này, cần cho học sinh tiếp xúc với văn bản trong sách giáo khoa, mắt đọc trực tiếp vào câu chữ, hình ảnh; tai lắng nghe âm hưởng, nhịp điệu của câu văn (cách chấm/ ngắt câu và từ ngữ tượng hình, tượng thanh…); vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng để hình dung ra cảnh con sông Đà hung dữ và ông lái đò dũng cảm, điệu nghệ… được miêu tả trong văn bản. Cũng qua văn bản hiểu được phong cách độc đáo của nhà văn (cái tôi đậm đà, vốn văn hóa, màu sắc trữ tình, nghệ thuật miêu tả, ngôn ngữ giàu có và tình cảm sâu nặng với phong cảnh quê hương đất nước của người viết…).

ng dng khoa hc, k thut, công ngh tiên tiến vào dy hc là đúng, nhưng không phng dng nào cũng phù hp vi vic dy hc ng văn. Vì vy, giáo viên ng dng phương pháp hin đi, s dng các phương tin phi đúng đc trưng môn hc và phi mang tính kh thi, tránh bnh hình thc, biu din, ch làm đưc mt gi ri sau đó li dy… như cũ.

Đọc hiểu văn bản chủ yếu là giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc với văn bản, quan sát, lắng nghe từ văn bản; từ các ký hiệu hình thức văn bản mà đọc ra ý nghĩa, thông điệp gửi gắm trong đó… Ngoài ra, đọc hiểu văn bản là đánh thức các con chữ đang ngủ vùi trong văn bản… Vì thế việc ứng dụng STEM hay STEAM khó đáp ứng được yêu cầu của giờ dạy đọc hiểu văn bản. Giờ học ứng dụng STEM có thể tạo cho học sinh hứng thú như bài báo nêu lên, nhưng hứng thú ấy là từ lý do khác, không phải từ mục tiêu và bản chất của dạy đọc hiểu văn bản mà có. Hơn nữa, chỉ riêng chuẩn bị cho bài học này học sinh đã mất một tuần chuẩn bị với nhiều vật liệu và công sức, liệu khi dạy các bài khác nếu cũng vận dụng STEM vào thì giáo viên và học sinh có chuẩn bị được tất cả như thế không? Ứng dụng này cũng như hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học, chỉ nên là giờ ngoại khóa, giúp học sinh tiếp cận, khám phá tác phẩm văn chương bằng những con đường, cách thức khác nhau; còn đọc hiểu cần tuân thủ yêu cầu và mục tiêu của giờ đọc hiểu.

Ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào dạy học là đúng, nhưng không phải ứng dụng nào cũng phù hợp với việc dạy học ngữ văn. Vì vậy, giáo viên ứng dụng phương pháp hiện đại, sử dụng các phương tiện phải đúng đặc trưng môn học và phải mang tính khả thi, tránh bệnh hình thức, biểu diễn, chỉ làm được một giờ, rồi sau đó lại dạy… như cũ. Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Dạy đọc văn là dạy cách tìm hiểu, khám phá ký hiệu ngôn từ, khơi gợi trí tưởng tượng; hiểu ra được các thông điệp ẩn chứa trong văn bản ngôn từ. Cứ nhằm mục tiêu ấy mà lựa chọn, ứng dụng các phương pháp và hình thức dạy học cho phù hợp.

PGS.TS Đ Ngc Thng

Bình luận (0)