Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Môn ngữ văn: Đề khó như thi ĐH

Tạp Chí Giáo Dục

Phần lớn TS tham gia kỳ tuyển sinh CĐ vì có tâm lý không chắc chắn, yên tâm với bài thi tuyển ĐH hoặc không tự tin với kỳ thi ĐH. Thế nhưng đề thi CĐ môn ngữ văn không hề dễ, thậm chí độ khó có thể ngang bằng đề thi ĐH.
Câu 1 của đề hay nhưng khó và  khá bất ngờ với TS. Vì tuy Hồn Trương Ba, da hàng thịt là tác phẩm nổi tiếng của nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ nhưng thực tế TS thường không chú trọng tìm hiểu kỹ tác phẩm này. Câu hỏi có 3 ý. Ý thứ nhất tái hiện kiến thức, còn hai ý sau theo kiểu dạng đề mở. TS phải hiểu về tính cách, bi kịch trớ trêu của Trương Ba mới có câu trả lời đúng. TS khó đạt 1,5 đến 2 điểm nếu không trả lời được các ý cơ bản sau: kết thúc vở kịch, Trương Ba quyết định chọn cho mình cái chết để dành sự sống cho cu Tị là quyết định sáng suốt, giàu lòng tự trọng và nhân hậu; và lời thoại của Trương Ba có ý nghĩa nhân văn cao đẹp: Sự sống là quý giá nhưng sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa và hạnh phúc khi con người được sống thật với giá trị của bản thân, được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn.
Câu 2 không đơn thuần chỉ  giải thích, bàn luận về  lối sống ích kỷ mà quan trọng là phải có những dẫn chứng thuyết phục trong thực tế để chứng minh các tác động to lớn của lối sống này dẫn đến việc bào mòn những giá trị nhân văn trong đời sống tình cảm của con người, khiến con người trở nên ích kỷ, vô cảm và tàn nhẫn, không có tinh thần hy sinh,  không còn yêu thương và sẻ chia với đồng loại.
Câu 3 gồm 2 câu và cả hai đều là kiểu dạng đề bài truyền thống, không lạ. Khác với đề thi ĐH khối C vừa rồi,  số đông TS chọn làm câu 3b thì ở đề thi CĐ lần này, TS chủ yếu sẽ chọn câu 3a vì vừa là tác phẩm trong chương trình 12 vừa có đoạn văn in sẵn trong đề bài giúp TS có dẫn chứng chính xác, phân tích mạch lạc hơn và dễ  dàng chỉ ra các thủ pháp nghệ thuật khi phân tích hình tượng rừng xà nu.
Câu 3b khó hơn, thuộc dạng đề nghị luận về một ý kiến bàn về tác phẩm văn học. TS phải thuộc thi phẩm, phân tích bức tranh tâm – cảnh trong ba khổ thơ để làm sáng tỏ ý kiến của đề bài. Vì thế, câu 3b sẽ chỉ là sự lựa chọn của TS khá, giỏi có năng lực thẩm thấu thơ tốt.
Thạc sĩ văn học Đặng Thị Huy Lam (Trường THPT Nguyễn Hữu Huân- TPHCM)

 

Giáo viên Nguyễn Thị Kim Quy, Trường THPT Trưng Vương – TPHCM:

 

Môn sinh vật: Không phức tạp nhưng dễ nhầm

Đề thi môn sinh vừa tầm tuyển sinh CĐ. Các câu hỏi phần lớn là giáo khoa tái hiện kiến thức nhưng đi vào chi tiết nên đòi hỏi TS phải chăm chỉ ôn tập lý thuyết mới hoàn thành tốt bài thi. Số lượng các câu hỏi có tính toán khá nhiều, yêu cầu cần có những kỹ năng tính toán cơ bản về các cơ chế di truyền và quy luật di truyền.
Cấu trúc đề thi rất hợp lý, có tác dụng định hướng TS phải nắm vững lý thuyết và kỹ năng tính toán cơ bản. Câu hỏi bài tập là những phép tính không phức tạp nhưng vẫn đòi hỏi TS phải bình tĩnh đọc kỹ đề, nếu không sẽ chọn nhầm đáp án do không để ý đến giả thuyết.
 

 

Giảng viên Nguyễn Hữu Lộc, Trường ĐH Kinh tế – TPHCM:

 

Môn vật lý: Dễ hơn năm trước

Đề thi chia đều các chương của sách vật lý và nằm hoàn toàn trong chương trình lớp 12. So với đề thi CĐ năm 2010, đề năm nay dễ hơn vì số lượng câu hỏi lý thuyết nhiều, các bài tập đều là bài toán xuôi đơn giản, chỉ cần một đến hai phép tính là tìm thấy đáp án, không có câu hỏi cho TS giỏi nhưng có một số câu phân loại TS khá với TS trung bình (như các câu 15, 35, 57 mã đề 791). TS học lực khá chỉ mất từ 1 phút đến 15 phút là làm xong 1 câu và có thể đạt 9 điểm.
 

 

Giáo viên Trần Minh Thịnh, Trường THPT Bùi Thị Xuân – TPHCM:

 

Môn toán: Không khó

So với các năm trước, đề môn toán năm nay có phần cơ bản và dễ hơn; còn nếu so với kỳ thi tốt nghiệp THPT thì chỉ phức tạp hơn một tí. Cụ thể câu I, III, IV và phần riêng đều rất cơ bản, mức độ tính toán đơn giản. Riêng câu II.2, TS cần phải nhận ra dạng ax; ay; az của bất phương trình mũ, biết chia 2 vế cho ax để đưa về bất phương trình bậc 2 theo t và nắm vững công thức giải bất phương trình căn thức.
Câu V, TS cần nhận ra dạng và  mà biết cách đặt ẩn phụ t và tìm điều kiện chính xác của t ( bằng phương pháp khảo sát hàm số), đồng thời tìm điều kiện có nghiệm của phương trình bằng phương pháp khảo sát hàm số theo t (đây cũng là chủ đề rất cơ bản mà các học sinh lớp 12 đều được rèn luyện rất kỹ). Với nội dung của đề thi như nhận xét trên, TS trung bình có thể đạt được 7, 8 điểm. TS có học lực khá, giỏi có thể đạt được điểm tối đa nếu kỹ năng tính toán chính xác.
Theo nld

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)