Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Món người yếu sinh lý không ăn

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Thịt thỏ là thực phẩm ngon, có nhiều công dụng chữa bệnh, nhưng thịt thỏ cũng có tác dụng phụ. Một số người không nên ăn, nhất là những người bị dương hư, bị liệt dương, bị lãnh cảm tình dục.

Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Thịt thỏ 100 – 200g, câu kỷ tử 15g. Đun nhỏ lửa với nước đến khi thịt nhừ, thêm ít muối, ăn làm một lần trong ngày. Dùng 7 – 12 ngày.
Chữa thiếu máu, người mới ốm dậy: Câu kỷ tử 15g, thịt thỏ 250g. Rửa sạch câu kỷ tử cùng thịt thỏ thái miếng cho vào nồi với lượng nước vừa, dùng lửa nhỏ đun đến nhừ, nêm gia vị vừa đủ là được. Ngày một bữa, ăn thay thức ăn vào bữa cơm.
  
Chữa phụ nữ huyết hư, gầy yếu: Thịt thỏ 200g, thái nhỏ, hấp cách thuỷ hoặc nấu chín nhừ với táo tàu 20g, rồi ăn nóng. Ngày làm một lần.
Chữa bí đại tiện: Thịt thỏ 500g, vừng đen 30g, hành, gừng, mỳ chính, muối tiêu, dầu vừng, nước sốt lượng vừa đủ. Thỏ bỏ da, móng chân, nội tạng. Cho thịt vào trong nồi nhúng cho đi hết máu ở thịt, sau khi sôi, hớt bọt, bỏ vào đó các thứ gia vị nói trên như hành, gừng, muối tiêu, xong đun tiếp cho thịt chín, vớt ra ăn.
Ăn thịt thỏ có khi cũng có tác dụng phụ, có một số người không nên ăn, nhất là những người bị dương hư, bị liệt dương, bị lãnh cảm tình dục. Thịt thỏ không được nấu lẫn, ăn cùng với thịt ba ba, thịt rùa trong một bữa ăn.
Trong 100g thịt thỏ chứa khoảng 38,4% nước, 11,8% protit, 4,4% lipit, 11,6mg% canxi, 123,2mg% phốt pho, 0,9mg% sắt, 4,2mg% vitamin PP…
Theo Lương Y Phó Hữu Đức
Kienthuc.net.vn


Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)