Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Món quà sức khỏe dành cho phụ nữ

Tạp Chí Giáo Dục

“Chm s chia, trao hy vng” – đó là thông đip đy nhân văn mà chương trình tm soát ung thư min phí này đã gi đến cho hàng ngàn ph n yếu thế ti Hà Ni và TP.HCM.

Các bác sĩ tận tình siêu âm và tư vấn cho người tham gia 

Trao tng 2.010 sut tm soát ung thư min phí

Chương trình an sinh xã hội “Chạm sẻ chia, trao hy vọng” đã mang lại một tia sáng mới cho những phụ nữ yếu thế khi trao tặng 2.010 suất tầm soát miễn phí cho 4 loại ung thư. Đây là một bước đi nhỏ nhưng đầy ý nghĩa, tạo cơ hội cho những người phụ nữ vốn ít có điều kiện chăm sóc bản thân được phát hiện bệnh kịp thời và bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, nhiều phụ nữ có mặt tại chương trình đã không giấu được xúc động. Họ không chỉ tìm thấy ở đây một cơ hội chăm sóc y tế mà còn cảm nhận được sự quan tâm và đồng hành từ cộng đồng.

Ngồi ở hàng ghế đầu, chị Lê Thị Bé, 42 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM, bộc bạch rằng chị chưa bao giờ nghĩ mình sẽ được thăm khám đầy đủ và miễn phí như vậy. Trước đây, mỗi lần cảm thấy không khỏe, chị chỉ uống vài viên thuốc rồi cố gắng đi làm tiếp. Thu nhập từ công việc làm thuê không đủ để lo cho cả ba đứa con và cũng chẳng dư dả để đi bệnh viện kiểm tra sức khỏe định kỳ. Chị xúc động kể: “Tôi đã lo sợ mình có bệnh nhưng không dám đi khám vì sợ chi phí quá cao. Nhờ chương trình này, tôi yên tâm hơn nhiều để tiếp tục công việc và nuôi con”.

Không riêng gì chị Bé, nhiều phụ nữ khác cũng có câu chuyện tương tự. Bà Minh Quế, 61 tuổi, đến từ một huyện ngoại thành TP.HCM, lần đầu tiên được tầm soát ung thư nhờ chương trình. Suốt nhiều năm, bà làm nghề buôn bán ở chợ và nhận thêm việc lặt vặt để nuôi cháu nhỏ. Vì lo toan cuộc sống, bà chưa bao giờ dám nghĩ đến việc đi khám sức khỏe, nhất là việc tầm soát những bệnh ung thư.

Bà Quế bùi ngùi chia sẻ: “Tôi nghe nói về ung thư nhiều, nhưng chưa bao giờ nghĩ sẽ có ngày mình đi khám được. Sức khỏe của mình từ trước đến giờ cứ bỏ qua, vì tiền đâu mà khám. Lỡ phát hiện ra bệnh, chữa trị lại tốn kém, tôi càng sợ hơn. Đến khi được các bác sĩ siêu âm, khám cẩn thận thế này, tôi mới thấy nhẹ nhõm. Có kết quả rồi, dẫu vẫn cần theo dõi thêm nhưng tôi không còn lo sợ nữa. Tôi thật sự biết ơn chương trình đã cho mình một cơ hội quý giá”.

Đây là lần đầu tiên, nhiều phụ nữ yếu thế được thực hiện tầm soát ung thư

Những người phụ nữ tham gia chương trình chủ yếu là lao động nữ trong độ tuổi từ 35 đến 60, thuộc nhóm thu nhập thấp, sống trong hộ nghèo hoặc cận nghèo. Họ có thể là những người mẹ đơn thân nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi, những người tàn tật, hoặc là lao động chính trong gia đình. Đặc biệt, nhiều người trong số họ có nghi ngờ mắc bệnh nhưng chưa có điều kiện để thăm khám.

Đối với nhiều người, việc được tầm soát vẫn là một giấc mơ xa xỉ. Những chương trình như “Chạm sẻ chia, trao hy vọng” không chỉ mang lại hy vọng cho những phụ nữ yếu thế mà còn tạo động lực để họ quan tâm đến sức khỏe của mình hơn.

Món quà sc khe, tinh thn dành cho ph n

Bên cạnh những suất tầm soát ung thư cơ bản, sau khi có kết quả tầm soát bước đầu, Hội Chữ thập đỏ TP.Hà Nội và Hội Chữ thập đỏ TP.HCM sẽ tiếp tục chọn lọc danh sách 200 phụ nữ khó khăn nhất trong số những người có nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư vú, ung thư tuyến giáp, ung thư cổ tử cung và ung thư buồng trứng để trao gói hỗ trợ tài chính tầm soát chuyên sâu.

Mặc dù chương trình tầm soát ung thư miễn phí chỉ là một bước đi nhỏ trong cuộc chiến chống lại bệnh tật, nhưng nó đã mang lại hy vọng cho rất nhiều người. Những suất tầm soát miễn phí này không chỉ giúp phụ nữ phát hiện bệnh kịp thời mà còn khơi dậy ý thức về sức khỏe trong cộng đồng. Đó là động lực để họ quan tâm đến bản thân, nhận ra rằng sức khỏe là điều quý giá cần được chăm sóc.

Chương trình “Chạm sẻ chia, trao hy vọng” không phải là dự án đầu tiên hướng đến cộng đồng của các đơn vị này. Năm 2023, các tổ chức đã triển khai sáng kiến “Chạm để thanh toán, gửi ngàn yêu thương”, quyên góp tóc giả cho bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Thành công của sáng kiến năm ngoái là tiền đề cho chương trình năm nay, với quy mô mở rộng hơn và nội dung hỗ trợ thiết thực hơn.

Theo B Y tế, mi năm Vit Nam ghi nhn trên 180.000 ca mc mi và trên 122.000 ca t vong do ung thư. Ung thư vú và ung thư c t cung là hai loi ung thư gây t vong hàng đu n gii. Theo ưc tính, vào năm 2025, s ph n t vong do ung thư c t cung s lên đến hơn 4.000 mi năm nếu không có gii pháp hiu qu. Tuy nhiên, nếu bnh đưc phát hin sm t l điu tr khi bnh là 90%.

Các chuyên gia y tế cũng nhn đnh, hin nay vi s tiến b trong y hc, vic phát hin bnh ung thư sm và x lý kp thi không ch giúp hiu qu điu tr cao, gim thiu nguy cơ tái phát bnh, mà còn tiết kim thi gian và chi phí. Tm soát ung thư chính là gii pháp ti ưu giúp phát hin và chn đoán bnh t giai đon rt sm, ngay c khi cơ th chưa xut hin triu chng bt thưng nào.

Với những người phụ nữ yếu thế, mỗi suất tầm soát không chỉ đơn thuần là một dịch vụ y tế mà còn là một món quà sức khỏe, tinh thần vô giá. Lần đầu tiên được khám, họ cảm thấy mình không còn đơn độc trong hành trình đối diện với những nguy cơ sức khỏe. Những hỗ trợ không chỉ dừng lại ở những suất khám, mà còn là lời nhắn gửi rằng họ xứng đáng được nhận lấy hy vọng và được chăm lo.

“Chạm sẻ chia, trao hy vọng” không chỉ trao tặng những suất tầm soát miễn phí, mà còn gieo vào lòng những người phụ nữ niềm tin rằng họ xứng đáng được yêu thương và quan tâm. Dù chương trình khép lại, những giá trị nhân ái và thông điệp yêu thương sẽ tiếp tục lan tỏa – như lời nhắc nhở rằng mỗi hành động sẻ chia, dù nhỏ bé, đều có thể thắp lên hy vọng, tạo nên sự thay đổi tích cực cho cuộc sống của những người đang cần nhất.

Thương Nguyên

 

Bình luận (0)