Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Môn sử: Cần ghi nhớ các sự kiện

Tạp Chí Giáo Dục

Thí sinh xem lại tài liệu sau buổi thi

Lần đầu tiên thi chương trình mới, chúng ta chưa có sản phẩm thực tiễn nên chưa biết sẽ mang lại cho học sinh được những gì. Cấu trúc đề thi năm nay lại chỉ ra một đề gồm 3 câu hỏi (2 câu hỏi sử Việt Nam và 1 câu sử thế giới) chứ không có 2 đề (phần câu hỏi về sử Việt Nam) như trước đây nên học sinh sẽ gặp bất lợi hơn vì không được lựa chọn. Trong SGK cũ, bài Nước Mỹ được trình bày chung nên học sinh dễ học, còn ở SGK mới lại chia ra nhiều giai đoạn làm cho các em khi học khó nhận biết tình hình kinh tế, chính trị… nằm ở giai đoạn nào. Ở bài Nhật Bản cũng có tình trạng “chia khúc” như vậy làm cho kiến thức bài học vụn vặt, học sinh khó nhớ từng giai đoạn lịch sử. Vì năm đầu tiên học chương trình mới nên học sinh phải học cẩn thận. Qua kinh nghiệm học và thi ở học kỳ I lần này, bộ phận chuyên môn Sở sẽ có hướng chỉ đạo tiếp ở học kỳ II để kỳ thi tốt nghiệp cuối năm có kết quả tốt hơn.
Tuy nhiên, một thuận lợi khác là năm nay, Bộ GD-ĐT vẫn cho thi tốt nghiệp bằng hình thức tự luận chứ không thi trắc nghiệm như dự kiến, vì vậy giáo viên an tâm hơn. Thi trắc nghiệm sẽ khó cho các em hơn, có em không học bài nên vào phòng thi chỉ đánh dấu bừa. Kiểm tra tự luận phù hợp với quá trình nhận thức đi từ cảm tính đến lý tính theo 3 giai đoạn ( nhận biết, hiểu và vận dụng). Giai đoạn nhận biết để thuộc lòng, ghi nhớ các sự kiện lịch sử để từ đó mà các em hiểu sâu về nội dung bài học như ý nghĩa sự kiện, chủ trương, đường lối của phong trào…
Các môn kiểm tra học kỳ I sắp tới của GDTX do Sở ra đề, mục đích là để nắm sát chuyên môn từng đơn vị và tạo sự công bằng trong thi cử. Để chuẩn bị tốt kế hoạch này, cuối tháng 11 vừa qua, Phòng GDTX Sở đã triệu tập tất cả tổ trưởng bộ môn tại các trung tâm GDTX, các trường BTVH nhằm nắm bắt tình hình giảng dạy và lịch trình thực hiện chương trình. Qua đó chúng tôi đã trao đổi hướng dẫn cách ôn thi, thông báo cấu trúc đề thi; tập hợp các đề thi của từng đơn vị để tham khảo. Dựa vào các đề thi đó chúng tôi góp nhặt những ý hay, cách ra đề sáng tạo có định hướng đúng dạy môn lịch sử sát với chương trình và đối tượng.
Thầy Lê Văn Chương 
(Chuyên viên môn sử, Sở GD-ĐT TP.HCM)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)