Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Môn toán: biết vận dụng kiến thức thực tiễn

Tạp Chí Giáo Dục

Rèn k năng đc hiu đ, hiu đưc tính thc tế ca kiến thc bng vic quan sát…, đó là li khuyên ca các giáo viên đi vi hc sinh lp 9 trưc nhng thay đi ca đ thi môn toán năm nay. C th, đ thi môn toán s đi mi theo hưng thc tế khi ni dung không ch nm trong kiến thc môn toán mà còn lng ghép kiến thc các môn  lý, hóa, sinh…

Tiết hc môn toán ca hc sinh lp 9, Trưng THCS Lê Văn Tám (Q.Bình Thnh). Ảnh: Y.H

Lưu ý c kiến thc lp 8

Đó là lưu ý của thầy Đặng Hữu Trí (giáo viên môn toán Trường THCS Nguyễn Du, Q.1) đưa ra cho học sinh trong quá trình ôn tập môn toán. Theo thầy Trí, đề thi tuyển sinh lớp 10 môn toán năm nay có sự đổi mới và phân hóa rất mạnh. Đề sẽ có tới 8 câu thay vì 6 câu như mọi năm. Trong đó có 5 câu cơ bản và 3 câu là bài toán thực tế với mức độ kiến thức từ thông hiểu đến vận dụng cao. “Toán thực tế có thể được ra dưới những dạng bài như tính lãi suất, các dạng bài liên quan toán chuyển động, các dạng bài có sử dụng kiến thức thực tế quang học của môn lý, nồng độ dung dịch của môn hóa, vận dụng các định lý…”, thầy Trí nhận định.

Tuy nhiên, thầy Trí cũng cho biết, dù có đưa các kiến thức liên môn như hóa, lý vào đề nhưng kiến thức dùng để giải bài vẫn chỉ là kiến thức của môn toán. “Các bài toán thực tế kiến thức sẽ vừa phải, không quá khó, chỉ dừng ở mức đưa về phương trình hoặc hệ phương trình bậc nhất để giải”, thầy Trí chia sẻ.

Đặc biệt, trong quá trình ôn tập, thầy Trí cũng lưu ý học sinh bên cạnh kiến thức toán lớp 9, các em cần phải nắm thêm một số kiến thức toán lớp 8 như phương trình, hình học (định lý Talet), tam giác đồng dạng, hình học không gian. Đối với toán lớp 9, theo thầy Trí, học sinh cần phải hiểu được tất cả các kiến thức, nội dung trong sách giáo khoa, “trừ phần trụ và khối trụ”. Trong đó, tập trung sâu vào những nội dung cơ bản như các loại góc, đường tròn, các loại góc đường tròn, chu vi đường tròn, tứ giác nội tiếp, các định lý. “Do tính thực tế và mở của đề nên trong quá trình làm bài, các em phải biết liên hệ giữa những kiến thức cũ nhưng cũng đừng suy nghĩ quá sâu xa để tránh hoang mang khi làm bài. Đặc biệt, chú ý dấu của các phương trình, các mắt xích của bài, chú ý vẽ hình đối với dạng bài hình học để dễ dàng quan sát khi làm bài”, thầy Trí nhấn mạnh.

Hiu đưc tính ng dng ca kiến thc

Đây là điểm trọng tâm đầu tiên được thầy Trần Văn Lộc (Tổ trưởng Tổ toán Trường THCS Trương Công Định, Q.Bình Thạnh) lưu ý học sinh khi ôn tập môn toán. Thầy Lộc cho biết, với sự đổi mới của đề tuyển sinh lớp 10 môn toán năm nay sẽ chú trọng, xoáy sâu vào tính thực tế để tránh học tủ, học vẹt và tăng tính ứng dụng, vận dụng của môn học. Do đó, để có thể làm được bài, trước tiên các em cần phải hiểu được bản chất vấn đề đưa ra trong bài. “Đề sẽ không chỉ có kiến thức môn toán đơn thuần mà còn lồng ghép, tích hợp kiến thức của các môn hóa, lý, sinh, địa… Vì vậy, ngoài kiến thức toán, các em cũng cần phải nắm vững kiến thức của các môn học khác để có thể hiểu và biết ứng dụng trong đời sống. Dù rằng để giải bài vẫn chỉ dùng kiến thức toán”, thầy Lộc nhấn mạnh.

Cũng theo thầy Lộc, các dạng toán liên quan đến tính diện tích hình chữ nhật, các dạng toán về chuyển động, các dạng toán có sử dụng kiến thức hình học như tỷ số lượng giác, định lý Talet, tam giác đồng dạng, tính lãi suất… là những dạng bài có thể được đưa ra trong đề toán thực tế. “Để giải được bài toán thực tế, quan trọng nhất các em phải đọc hiểu được đề. Xác định được yếu tố trọng tâm của đề. Nắm vững các bước giải của loại toán này để tránh trường hợp dù ra kết quả đúng nhưng vẫn bị trừ điểm: đưa về phương trình, hệ phương trình bậc 1. Chú ý phần đặt ẩn (đơn vị, điều kiện); cân nhắc, xác định rõ bài đưa về phương trình hay hệ phương trình; kiểm tra, đối chiếu kết quả với các điều kiện ban đầu để loại bỏ nghiệm không phù hợp”, thầy Lộc định hướng.

Bên cạnh đó, thầy Lộc cho biết đề thi vẫn có những kiến thức sườn, truyền thống như phần đồ thị hàm số, phần bài liên quan đến hệ thức Vi-ét, toán hình học. “Trong đó, bài toán hình học là những câu có mức độ khó. Các em cần chú ý đến những kiến thức liên quan đến đường tròn, các loại góc trong đường tròn, tiếp tuyến, tứ giác nội tiếp”, thầy Lộc chia sẻ.

Chú ý k năng đc hiu đ

Đó là lưu ý được thầy Nguyễn Đăng Phú (Tổ trưởng Tổ toán Trường THCS Lê Quý Đôn, Q.3) nhấn mạnh khi học sinh ôn tập môn toán, nhất là trong bối cảnh đề thi tuyển sinh lớp 10 môn toán năm nay có gia tăng về tính thực tế. “Kỹ năng đọc hiểu đề của học sinh còn rất yếu. Mà đây là một trong những yếu tố cơ bản để giải được các dạng toán thực tế”, thầy Phú cho biết.

Theo thầy Phú, trong đề năm nay sẽ có khoảng 3 đến 5 câu là bài toán thực tế, có vận dụng khoảng 30% những kiến thức của các môn khác. Các kiến thức này sẽ chiếm khoảng 3/10 điểm của đề thi. Với dạng toán này, học sinh trung bình sẽ rất khó hiểu. Tuy nhiên, theo thầy Phú, đề sẽ chỉ dừng ở mức đơn giản, không đi sâu, không gài bẫy học sinh khi chỉ dùng kiến thức toán để giải, dưới dạng đưa về phương trình bậc 1. “Dù vậy, để giải được đề, các em cũng phải hiểu được tính thực tế như cách tính lãi suất, tính phần trăm, giảm giá… Muốn vậy, các em phải tập cho mình tính quan sát, kỹ năng thực tiễn trong đời sống hàng ngày, am hiểu để vận dụng”, thầy Phú nói.

Song song với đó, thầy Phú cũng lưu ý học sinh cần phải nắm vững các dạng toán cơ bản như giải phương trình, vẽ đồ thị… để “ăn” điểm. Chỉ cần nắm những kiến thức cơ bản là các em đã có thể dễ dàng đạt từ 5-6 điểm trong bài làm.

Đ Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)