Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Môn toán: Lưu ý cách làm tròn số, đổi đơn vị, vẽ hình

Tạp Chí Giáo Dục

Đ thi môn toán có 80% kiến thc mc nhn biết, thông hiu và vn dng; 20% kiến thc mc vn dng cao. Hc sinh không ch gp khó các dng toán thc tế mà còn mt đim nhng li cơ bn nht.


Thy Trnh Quang Huy trong tiết dy môn toán lp 9

Nm vng kiến thc cơ bn lp 9 và lp 8

Đề thi môn toán trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm 2023 gồm 8 bài, với thang điểm 10. Trong đó, 7 bài đầu – mỗi bài 1 điểm, riêng bài số 8 hình học phẳng 3 điểm. Cụ thể, 2 bài đầu tiên là dạng toán truyền thống về đồ thị hàm số, vẽ đồ thị, phương trình bậc 2, định lý Viet. Đây là 2 bài toán ở mức độ thông hiểu, khá dễ. Từ bài 3 đến bài 7 là dạng toán thực tế liên môn. Bài 8 là hình học truyền thống với câu a mức độ thông hiểu; câu b và c ở mức vận dụng, vận dụng cao. Như vậy, đề thi sẽ có 20% kiến thức nhận biết, thông hiểu (câu 1, câu 2); 60% kiến thức ở mức vận dụng (gồm 4 bài toán thực tế và câu a, b của bài toán hình học); 20% kiến thức ở mức vận dụng cao phân loại học sinh (gồm 1 bài toán thực tế và câu c của bài toán hình học).

Để đạt điểm trên trung bình môn toán, học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản nhất của lớp 9 và lớp 8, chú ý cấu trúc đề, cố gắng làm được 20% nhận biết, thông hiểu và 3 dạng toán thực tế cơ bản: Toán thực tế liên quan đến hàm số bậc nhất; toán thực tế liên quan đến hình khối; toán thực tế liên quan đến lập hệ phương trình cùng với 1 bài của phần hình học phẳng.

K năng làm bài toán thc tế

Để làm được các bài toán thực tế, học sinh cần nắm vững các khái niệm như lãi suất, lời lỗ, tỷ lệ %, nồng độ dung dịch, điện, quang, thể tích, diện tích của hình… Những phần kiến thức này trong quá trình học đã được thầy cô nhắc đến. Bên cạnh đó, học sinh cần đọc kỹ bài toán thực tế để nắm nội dung bài toán nói gì, hiểu sâu về nó thì mới nhận ra đại lượng, yếu tố cần thiết để chọn ẩn cho hợp lý.

Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi nhận thấy toán thực tế thường gây khó với học sinh. Vì học sinh không đọc kỹ được đề bài, không tìm ra các yếu tố cần thiết. Các em phải hiểu được bài toán đó, cần tìm đại lượng nào, không nhất thiết đề bài hỏi gì đặt ẩn đó… Như vậy, khi giải toán thực tế, học sinh cần phải linh hoạt, không nhất thiết đặt ẩn là yêu cầu đề bài mà xem đề bài còn yêu cầu nào chưa biết có thể đặt ẩn để có hướng xử lý. Các em nên tiếp cận bài toán thực tế ở nhiều góc độ.

Nhng điu cn lưu ý khi làm bài thi tuyn sinh

Khi làm toán, để tránh bị mất điểm, học sinh cần lưu ý cách làm tròn số, đổi đơn vị, vẽ hình học. Đối với bài toán hình học liên quan đến thực tế, khi cần đặt tên, vẽ thêm đường phụ thì các em vẽ vào bài làm luôn. Khi làm toán thực tế, các em cần lưu ý có thêm phần kết luận, nếu thiếu sẽ bị trừ điểm. Lưu ý nữa là khi làm toán thực tế, lúc đưa về dạng phương trình, hệ phương trình chuẩn thì các em được bấm máy tính, không cần giải. Điều này được cho phép. Khi trình bày phần hình học, các em cần lưu ý ký hiệu góc nên đưa 3 chữ, không dùng 1 chữ và nên có giải thích.

Kiến thc đ thi môn toán như các năm trưc

Ông Dương Bửu Lộc (Chuyên viên bộ môn toán, Sở GD-ĐT TP.HCM) thông tin, đề thi môn toán trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm 2023 tại TP.HCM vẫn giữ nguyên cấu trúc, mức độ kiến thức như các năm trước. Đề thi có 8 câu, trong đó 7 câu là kiến thức cơ bản và 1 câu hình học phẳng. Thời gian làm bài thi là 120 phút. Đối với phần kiến thức vận dụng cao sẽ được tính toán để phù hợp với năng lực của học sinh chứ không đánh đố, đảm bảo rằng dù mang tính phân loại song những học sinh có năng lực học tập tốt hoàn toàn có thể giải được. Cấu trúc đề thi được phân bổ như sau: Câu 1, câu 2 là kiến thức quen thuộc về đồ thị, định lý Viet, điều kiện có nghiệm của phương trình. Còn các câu 3, 4, 5, 6 và 7 là các bài toán vận dụng kiến thức đã học trong chương trình để giải các bài toán liên quan đến thực tế. Trong đó sẽ có 1-2 câu ở mức nâng cao. Khi giải bài toán thực tế, học sinh đưa về phương trình/hệ phương trình, vận dụng kiến thức số học để tính toán. Câu 8 là bài toán hình học phẳng gồm 3 bài toán nhỏ. Trong đó 2 bài ở mức độ cơ bản, 1 bài mang tính phân hóa cao.

Khi làm bài thi môn toán, học sinh thường gặp khó với các dạng bài toán thực tế do khó khăn khi đọc hiểu, thiếu kiến thức thực tế về đời sống nên khó hình dung với các vấn đề thực tế cuộc sống như lãi suất tiền gửi, thể tích, chu vi… Do vậy, trong quá trình học, ngoài nắm vững các kiến thức toán học, học sinh cần rèn luyện, trang bị thêm các hiểu biết về kiến thức thực tế gắn liền với môn học.

Thời điểm này, khi ôn tập môn toán, học sinh cần hệ thống lại kiến thức của bản thân. Trước hết, các em nắm thật vững kiến thức cơ bản; phần nào yếu, chưa nắm vững, các em cần phải trang bị lại. Song song đó, các em có thể giải nhiều dạng đề mà giáo viên cung cấp để hình thành kỹ năng làm toán ở từng dạng đề trong đề thi tuyển sinh. Với những học sinh khá – giỏi, các em nên dành một phần thời gian thích hợp để rèn luyện thêm các dạng đề nâng cao với những câu hỏi vận dụng, vận dụng cao. Điều quan trọng nhất khi làm toán là sự cẩn thận, tỉ mỉ, làm đến đâu cần chắc đến đó cả về phương pháp lẫn kết quả bài làm.

Yến Hoa (ghi)

Thực tế quá trình chấm thi trong một phòng thi, số học sinh mất điểm 2 bài toán truyền thống vẫn còn khá cao. Ở bài 1 có khoảng 3-4 học sinh; bài 2 khoảng dưới 10 học sinh. Do vậy, lưu ý với 2 bài toán truyền thống là học sinh cần học thuộc 7 hằng đẳng thức và các phép biến đổi biểu thức như nhân đơn thức với đa thức, quy đồng, quy đồng mẫu các phân thức… (với bài 2); còn bài 1 cần cẩn thận tính toán 7 giá trị cho đúng, khi lập 7 giá trị cho Parabol thì cần ít nhất 5 cặp giá trị. Đây là những điều lưu ý cần thiết để lấy trọn vẹn 2 điểm.

Với môn toán, phụ huynh hãy động viên con dành mỗi ngày tối thiểu 20 phút để học toán tại nhà, xem lại các bài toán thầy cô đã giải trên lớp. Có như vậy khả năng làm bài môn toán của các em sẽ được nâng cao.

Trnh Quang Huy
(T trưng T toán Trưng THCS L Gia, Q.11)

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)