Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Môn văn: phải nắm cốt lõi đề bài

Tạp Chí Giáo Dục

Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ môn văn khối C và D đều có hai phần: bắt buộc và tự chọn. Trong đó, câu 1 là câu kiểm tra kiến thức nhưng không đơn giản như đề thi tốt nghiệp. Đề thi đòi hỏi các em phải tư duy.
Các kiểu câu hỏi thường gặp: trình bày sự nghiệp sáng tác của tác giả, trình bày ý nghĩa lịch sử và giá trị văn học của tác phẩm, nêu giá trị nhân đạo của tác phẩm… Ở kiểu câu này các em cần phải lập bố cục gồm ba phần: mở bài, thân bài, kết luận. Nên mở bài thật ngắn gọn, chỉ cần nêu vài nét tiêu biểu.
Câu nghị luận xã hội là đề “mở” thường tập trung vào tư tưởng, đạo lý và một số hiện tượng xã hội. Điều quan trọng là các em phải tìm cho ra ý nghĩa của vấn đề, sau đó dùng những thao tác nghị luận giải thích, bình luận, chứng minh… đưa dẫn chứng về con người lịch sử, con người xã hội.
Cũng có thể lấy dẫn chứng trong tác phẩm văn học nhưng đó phải là những ý văn thuộc loại kết tinh thành quan niệm sống, triết lý, sau cùng liên hệ bản thân đề ra lối sống tích cực, hữu ích.
Ở phần nghị luận văn học chỉ nhắc vài điều rằng: nếu đề dùng từ “cảm nhận” trong phần mệnh lệnh đề, phải hiểu đó chính là yêu cầu bình giảng.
Kiểu đề “Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm…”, nếu không cẩn thận các em sẽ sa đà vào việc phân tích hình tượng nhân vật. Vậy phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm là gì? Đó chính là tìm hiểu thái độ, tình cảm của nhà văn đối với những con người bất hạnh, đau khổ. Chính tình cảm đó của nhà văn đã làm nên giá trị cao đẹp của tác phẩm: nhân đạo.
Tránh dùng ngôn ngữ sinh hoạt trong bài nghị luận văn học, trừ phi đó là những câu thoại, câu văn trích dẫn trong tác phẩm.
GV NGUYỄN ĐỨC HÙNG (Trường THPT Nguyễn Khuyến, TP.HCM)
Theo Tuoi Tre

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)