Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Mộng tinh

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Nhiều người lớn tuổi lo lắng hỏi về trường hợp con cháu trong nhà, là nam thanh niên ở giai đoạn dậy thì, hay gặp tình trạng mộng tinh, sợ rằng bị như vậy sẽ hao tổn đến sức khỏe, việc phát triển cơ thể…
Ảnh chỉ có tính minh họa – Ảnh: Shutterstock
Ở phương diện y học cổ truyền, theo lương y Phạm Như Tá, người nam nằm ngủ thấy quan hệ với nữ giới rồi xuất tinh thì gọi là mộng tinh. Còn trường hợp nằm ngủ không thấy có quan hệ này mà vẫn xuất tinh thì gọi là di tinh, hoạt tinh.
Về nguyên nhân dẫn đến mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, theo y học cổ truyền, là do âm hư nội nhiệt, hoặc phiền lao quá mức, âm huyết hao tổn; hoặc do vọng tưởng nghĩ ngợi nhiều; hay buông thả tình dục làm tổn thương đến thận âm; do thận hư không bền – thường thủ dâm hoặc do phòng sự (hoạt động tình dục) quá mức làm tổn hại đến thận tinh.
Với trường hợp mộng tinh, có thuyết cho rằng, ngủ mà mơ rồi xuất tinh là bệnh ở tâm; không mơ mà vẫn xuất tinh là bệnh ở thận. Tuy không thể phân loại một cách máy móc, nhưng đa số nhận định rằng mơ rồi xuất tinh thường gặp ở loại âm hư hỏa vượng; không mơ mà xuất tinh thường gặp ở loại thận hư không bền. Với trường hợp “thấp nhiệt bên trong” là do chế độ ăn uống không điều độ, làm ảnh hưởng đến tỳ vị. Thấp nhiệt từ trong sinh ra và dồn xuống rồi gây rối tinh nên dẫn đến di tinh.
Với trường hợp thể âm hư hỏa vượng (thường gặp trong trường hợp ngủ nằm mơ rồi xuất tinh như nói trên), thì triệu chứng thường gặp là: ngủ không yên, mơ nhiều, dễ tỉnh giấc, dương vật dễ cương cứng, mộng, di hoặc tảo tiết tinh (xuất tinh sớm), tinh thần mệt mỏi, tim hay đập nhanh… Còn với trường hợp thận hư không bền (thường gặp khi không mơ mà cũng xuất tinh như nói trên) thì triệu chứng hay gặp là: chóng mặt, tiểu đêm, đau lưng, tai ù, người mệt mỏi, sắc mặt xanh nhợt nhạt, sợ lạnh, tay chân lạnh…
Về việc khắc phục, nhất là việc hạn chế tình trạng mộng tinh thì cần tránh suy nghĩ, tương tư nhiều đến chuyện tình dục, nhằm hạn chế lòng dục động (vì lòng dục động thì hỏa bốc lên, dễ đưa đến mộng tinh, di tinh). Lứa tuổi mới lớn cần tập trung vào các trò chơi, các môn giải trí lành mạnh, tập luyện thể dục… để hạn chế thời gian rảnh rỗi dẫn đến mơ tưởng về việc này. Với những trường hợp một tháng gặp phải vài lần mộng tinh, di tinh thì không cần chữa trị gì. Chỉ cần đến bác sĩ tư vấn, điều trị khi tần suất mộng tinh, di tinh liên tục xảy ra.
Theo TNO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)