Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Một cách dạy và học sử đầy sáng tạo

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Học sinh Đức học sử Đức thời kỳ phát xít Hit-le

Xây dựng “bức tường Berlin”. Ảnh: Tư liệuHọc sử không phải để nhồi nhét vào trí nhớ một cách vô cảm những sự kiện, con số, ngày tháng, Nmà học sử để sống và rung động với sự kiện lịch sử. Học sử để rút ra những bài học về nhân văn, về lòng yêu nước, theo phương châm học để hiểu và hành. Chúng ta hãy xem một trường học ở Đức đã dạy sử nước Đức thời kỳ phát xít Hit-le như thế nào.

Emil, Irma, Ernst Josef Gottschalk, Alfred Hitz, Elise Richter… là những học sinh trung học rất quan tâm đến số phận của những người Do Thái và kháng chiến Đức bị phát xít Hit-le tàn sát. Từng nhóm nhỏ, theo sự hướng dẫn của thầy giáo, các em đặt lên vỉa hè những viên gạch bằng đồng khắc tên người đã hy sinh, gần chỗ ở của họ. Từ năm 1997 đến nay, với sự giúp đỡ về kỹ, mỹ thuật của nghệ sĩ Gunther Denning, 14 ngàn viên gạch tưởng niệm như thế đã được đặt lên vỉa hè. Phong trào “đặt viên gạch tưởng niệm” đã lôi cuốn các hội thể thao, các đoàn thể quần chúng, và nhiều trường khác tham gia. Mỗi trường, mỗi lớp, tùy theo hoàn cảnh, có cách làm thích hợp nhằm nhắc nhở cho mọi người bài học lịch sử chống phát xít, những tội ác tày trời của Hit-le, tinh thần chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ chống phát xít thuộc đủ các màu da.

Thầy Kai Sachse, dạy môn sử và tin học Trường Tiểu học Vestert ở Ahauus, gần biên giới Hà Lan, đã cho học sinh tiếp cận với bài sử ngay tại địa phương trường tọa lạc. Ngày 4-3-2008 thầy và các em đã đặt 6 viên gạch tưởng niệm trên vỉa hè để tưởng nhớ 6 người trong một gia đình bị phát xít Đức sát hại. Thầy nói: Học sinh biết rõ địa điểm xảy ra tấn thảm kịch, các em chăm chú nghe kể lại sự hy sinh của các chiến sĩ, và tỏ ra rất xúc động khi đi qua đây, đặt chân lên những viên gạch tưởng niệm”.

Thầy nhấn mạnh vào tác dụng giáo dục của môn sử bằng cách như vậy: Cách tiếp cận đó đem lại cho chúng tôi một phương pháp luận rất quý về nghiên cứu khoa học. Học sinh học cách sưu tầm hồ sơ lưu trữ, tập ghi lại nội dung những bản tin và lời kêu gọi đăng tải trên báo chí.

Ở Duisbourg, thầy giáo dạy tiếng Đức và sử Hannelore Denskus đã sử dụng ngay việc đặt những viên gạch tưởng niệm để giáo dục các em ý thức chống mọi hành vi bạo lực trong nhà trường cũng như ngoài xã hội. Các học sinh của thầy đã đặt lên vỉa hè viên gạch tưởng niệm người thợ mỏ anh hùng Alfred Hitz, một chiến sĩ chống phát xít bị sát hại dã man. Các em còn đề nghị lấy tên Alfred Hitz đặt cho tên trường của mình. Bên cạnh đó, các em đề nghị tổ chức những cuộc gặp mặt hai năm một lần với các bạn Ba Lan, ngay tại nơi giam cầm những chiến sĩ kháng chiến chống phát xít năm xưa.

Sự kiện “đặt viên gạch tưởng niệm” đã có tiếng vang đến tận thủ đô Berlin. Trường Tiểu học Spartacus, nhân một cuộc thi quốc gia về sử, nhóm các em được giải thưởng đề nghị kéo dài thêm công tác sưu tầm nghiên cứu lịch sử, và lấy một phần số tiền thưởng (95 Euro) để làm một viên gạch tưởng niệm chiến sĩ chống phát xít Elise Richter, người sống trong cùng khu phố bị sát hại dã man. Qua sự kiện này, thầy giáo liên hệ đến tình hình bạo lực, khủng bố trên thế giới hiện nay và hướng các em đến những việc làm thiết thực giúp những người nghèo khổ, không may mắn trên thế giới.

Nghệ sĩ Gunther Dennig, người khởi xướng sáng kiến “viên gạch tưởng niệm” còn muốn đi xa hơn nữa. Tháng 6-2008, theo sáng kiến của sinh viên Trường Thể dục Thể thao Cologne, ông định làm ba viên gạch tưởng niệm đặt ở vỉa hè Paris, thủ đô nước Pháp, nhằm tưởng niệm ba vận động viên Do Thái bị sát hại năm xưa.

PHAN THANH QUANG

(Theo Thế Giới Giáo Dục số tháng 5-2008)

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)