Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Một cách đọc bài thơ “Mời trầu”

Tạp Chí Giáo Dục

Khi dy đc hiu văn bn văn hc, nhiu khi giáo viên thưng hay chú trng khai thác tiu s nhng nhà văn có các s kin đi tư gây chú ý. Ví như dy bài “Đây thôn Vĩ D”, giáo viên thưng c say sưa cun hút hc sinh bng câu chuyn v mi tình éo le, trc tr ca Hàn thi sĩ và ngưi đp x Huế, Hoàng Cúc…


Mt tiết hc môn ng văn ca hc sinh THPT (nh minh ha). Ảnh: Đ.Yến

Việc đọc ra các ý nghĩa, thông điệp của văn bản – tác phẩm cần vận dụng tổng hợp, nhưng trước hết và đáng tin cậy nhất vẫn là văn bản. Hãy dựa vào câu chữ, các ký hiệu của văn bản, sau đó mới là các yếu tố ngoài văn bản. Hãy phân tích từ văn bản, rút ra kết quả, rồi dùng yếu tố bên ngoài để kiểm tra như là phép thử. Đọc hiểu bài thơ “Mời trầu” của Hồ Xuân Hương là một ví dụ. Hãy tạm không cần biết tác phẩm là của ai? Người ấy thế nào? Tình duyên ra sao? Sống ở nơi nào?… Có nghĩa là tạm gạt sang một bên tất cả những yếu tố bên ngoài văn bản. Trước hết hãy đọc bài thơ lên, lắng nghe tiếng lòng tác giả, chỉ ra những suy nghĩ của người viết chứa chất đằng sau mỗi câu mỗi chữ: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi/ Này của Xuân Hương mới quệt rồi/ Có phải duyên nhau thì thắm lại/ Đừng xanh như lá, bạc như vôi”.

1. Bốn câu, đọc lên thấy rõ hai nhịp, hai sắc thái tình cảm đối lập, sóng đôi: Khi quá căng, lúc lại quá chùng; dường như mâu thuẫn. Câu thơ mở đầu như một lời tâm sự bộc bạch “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi”, giọng chùng thể hiện rõ sắc thái nhún nhường và có phần mặc cảm về thân phận thấp bé; về số kiếp hèn mọn. Âm sắc của từ “nho nhỏ” kết hợp với hình ảnh “miếng trầu hôi” văng vẳng như lời than thân trách phận. Câu thứ 2 xuất hiện gần như đối lập với sắc thái tình cảm trên là giọng căng, chát chúa: “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”. Câu thơ vang lên như lời nhắn gửi, răn đe, trước hết do từ “này”. Đại từ chỉ thị “này” vốn chỉ trầu cau ở trên, nhưng do đặt ở đầu câu thứ hai nên nó còn là từ răn đe: “Này, liệu hồn đấy”; “Này này chị bảo cho mà biết”… Cách xưng hô ở đây cũng rất độc đáo: “Này của Xuân Hương” – một cách xưng hô bằng vai phải lứa và có phần trịch thượng. Người mời đã kéo tuốt người được mời xuống ngang hàng với mình một cách sòng phẳng và dân chủ. Hơn nữa, còn hạ người được mời xuống thấp hơn mình bằng động từ “nôm na mách qué”: “quệt”, thật bỡn cợt, suồng sã. Câu thứ 3: “Có phải duyên nhau thì thắm lại” lại là giọng chùng, như kêu gọi, mời chào, thấm đẫm sắc thái bị động, nhún nhường. Lời ướm hỏi “có phải” cho ta thấy người kêu gọi đang rất đơn côi, không thể tự mình tạo nên kết quả mong muốn. Hơn nữa, lời kêu gọi, mời chào ấy cũng chỉ là lời ướm hỏi, chẳng có gì chắc chắn và quyết đoán cả. Kết cấu tu từ “Có phải… thì…” biểu hiện nội dung kêu gọi chỉ là một giả định, một mong mỏi của bản thân chủ thể mà thiếu đối tượng thì chẳng bao giờ đạt được. Chao ôi! Đó chẳng phải là sắc thái tình cảm bị động, nhún nhường, chùng xuống trong tâm hồn tác giả bài thơ hay sao? Vừa chùng xuống ở câu thứ 3 thì câu 4 thì lại rất căng. Đó là lời mắng mỏ; đay nghiến, sổ toẹt đối tượng “Đừng xanh như lá, bạc như vôi”. Vận dụng tài tình thành ngữ dân gian cực ngắn “xanh như lá”, “bạc như vôi”, tác giả tạo cho câu thơ phong cách khẩu ngữ bỗ bã, bốp chát với hạng người thiếu tình nghĩa thủy chung, ăn ở “như con bướm đậu rồi lại bay”. Đấy chẳng phải là biểu hiện của sắc thái tình cảm quá căng hay sao?

2. Bốn câu thơ, hai nhịp tình cảm “căng, chùng” đan xen sóng đôi, hai thái độ đối lập, hàm chứa mâu thuẫn trong một chủ thể trữ tình. Căn cứ vào đó có thể vẽ được dao động tình cảm của tác giả như một hình sin theo nhịp: Chùng – căng – chùng – căng, tương ứng 4 câu thơ. Nó thể hiện mâu thuẫn thống nhất trong một con người. Nói chuyện trầu cau (cái biểu đạt) là để nói chuyện tình duyên, hạnh phúc (cái được biểu đạt). Rồi cả cái biểu đạt và cái được biểu đạt này lại trở thành cái biểu đạt cho một cái được biểu đạt khác lớn hơn. Đó là nỗi uất ức, xót xa cay đắng cho thân phận và lòng khát khao nguyện cầu của một kiếp người dang dở. Đã nói chuyện tình yêu là nói tới sự phụ thuộc lẫn nhau. Một mình sao thành tình yêu nam nữ được? Một bàn tay sao thành tiếng vỗ tay? Vì thế nên phải nhún nhường, phải khiêm tốn, phải chùng (câu 1). Nhưng chùng rồi lại thấy uất ức, căm tức nên không chịu được, lại bung ra, lại răn đe, phải căng (câu 2). Căng rồi bỗng thấy chuyện tình duyên này mình ở thế phụ thuộc, bị động nên lại phải chùng, phải chào mời, kêu gọi (câu 3). Cuối cùng thấy chùng như thế thì không đúng mình, uất quá nên lại căng, lại mắng mỏ (câu 4). Cứ như thế tác giả vật lộn với chính mình tạo nên một tấn kịch bi phẫn trong tâm hồn. Đó cũng là chân dung tinh thần của người viết qua bài thơ, “người thơ phong vận như thơ ấy”.

3. Tác giả bài thơ trên là Hồ Xuân Hương, “Bà chúa thơ Nôm”, ca sĩ muôn đời của những niềm vui trần thế và những nhu cầu “tính dã” – một cá tính độc đáo, ngang tàng và quyết liệt, một con người tài hoa, giàu sức sống khát khao tự do và tình yêu… Nhưng chính con người ấy lại bị đẩy vào một tình thế éo le đầy dở dang, bất hạnh: Là con vợ lẽ, bản thân hai lần làm lẽ, hai lần góa chồng, với bao cay đắng tủi hờn… Sinh ra giữa một thế kỷ đầy biến động vang dội tiếng reo hò của các cuộc khởi nghĩa chống áp bức; với cá tính quyết liệt như thế, một “sơ yếu lý lịch” như thế, nữ sĩ họ Hồ không thể không có một tâm trạng đầy mâu thuẫn giằng xé. Tâm trạng ấy hắt bóng vào thơ, đóng dấu vào mỗi thi phẩm. Dao động đan xen căng – chùng của sắc thái tình cảm trong bài “Mời trầu” chính là biểu đồ của tâm trạng phức tạp đó.

PGS.TS Đ Ngc Thng

 

Bình luận (0)