Sự kiện giáo dụcTiêu điểm

Một câu nói, 500 người điêu đứng

Tạp Chí Giáo Dục

Chỉ vì một câu nói của Giám đốc Sở GTVT Điện Biên, 500 cán bộ, công nhân Cty Cổ phần Xi măng Điện Biên có nguy cơ mất việc.
Xây dựng trường THCS Nam Thanh
Xây dựng trường THCS Nam Thanh.
Ông Nguyễn Đình Giang, Giám đốc Sở GTVT Điện Biên nói: “Ở ngành tôi, các công trình giao thông được yêu cầu phải quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt về chất lượng công trình. Đối với ngành, quả thực tôi chưa thấy dự án nào nhà thầu dùng xi măng Điện Biên để thi công. Xi măng Điện Biên, như bác bán mớ rau này, hôm nay nó được loại A, hôm sau nó lại là loại B, thực sự ngành tôi chưa dám cho dùng. Mặc dù tôi rất muốn đưa xi măng Điện Biên vào các công trình làm mặt đường giao thông nông thôn và các kết cấu rãnh xây, rãnh bê tông, nhưng bây giờ thì tạm thời chưa đưa được”. Thông tin này được đăng tải trên báo Điện Biên trong bài phỏng vấn Bình thường và bất thường ngày 23-11-2011.
Ông Nguyễn Văn Thịnh, Giám đốc Cty Cổ phần Xi măng Điện Biên nói, xi măng Điện Biên được Tổng Cục Đo lường Chất lượng kiểm định đạt tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 6260:2009) PC 30 và PC 40. Cty đã cấp xi măng để xây dựng thủy điện Lai Châu, thủy điện Nậm Na 1, Nậm Na 2, Nậm Na 3 (tỉnh Lai Châu); thủy điện Nậm Mức, Mậm He (tỉnh Điện Biên); thủy điện Tà Cọ (tỉnh Sơn La). Từ khi ông Giang quy kết xi măng Điện Biên không dùng cho công trình giao thông ở Điện Biên được, sản phẩm bị tồn kho. Hiện nay, cán bộ công nhân đối diện với nguy cơ mất việc. Không bán được xi măng có nghĩa là không có tiền trả lương cho công nhân, đồng nghĩa nguy cơ đóng cửa nhà máy và 500 cán bộ công nhân của nhà máy
mất việc”, ông Thịnh nói.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Lê Thành Đô, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho biết: Cty CP Xi măng Điện Biên đi vào sản xuất năm 2009, là công trình công nghiệp lớn nhất và thu hút nhiều lao động nhất tỉnh.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Ngô Văn Bút, Giám đốc Cty TNHH Ánh Tuyết, đơn vị thi công công trình Bệnh viện Đa khoa thành phố Điện Biên nói: “Chúng tôi chỉ biết thi công, ở trên chỉ định thế nào chúng tôi làm thế. Khi phê duyệt dự án đã là xi măng Bút Sơn và Vissai rồi. Chủ đầu tư kiên quyết không cho sử dụng xi măng Điện Biên, mình phải chịu”.
Theo khảo sát của phóng viên, ở công trình xây dựng trường THCS Nam Thanh (TP Điện Biên), tại kho để vật liệu có một nửa là xi măng Điện Biên, còn lại là các loại xi măng khác. Một cán bộ quản lý của công trình nói: “Trước đây công trình được sử dụng xi măng Điện Biên để thi công, nhưng từ nửa tháng nay, người ta không cho sử dụng nữa, chúng tôi đành đắp chiếu số xi măng này”.
Theo Minh Đức
(TP)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)