Rau thìa là (hay còn gọi thì là), là một loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn của người Việt. Không chỉ làm cho món ăn thêm phần thơm ngon và hấp dẫn, loại rau này còn được biết đến với rất nhiều công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe.
Tại Việt Nam, thìa là là loại cây cỏ, mọc nhanh, thân nhẵn, cao 0,3-1m, lá xẻ thành những phiến nhỏ hình sợi, có mùi cỏ thoang thoảng xen lẫn hương hồi, tuy nhiên không phải ai cũng thích.
Hoa của thìa là màu vàng nhạt, mọc thành tán to. Quả hình bầu dục, dẹt ở lưng, dễ dàng tách hạt khi khô, có 3 sống dọc nổi.
Thìa là được trồng gần như ở gắp mọi nơi tại nước ta.
Thìa là được trồng gần như ở gắp mọi nơi tại nước ta, nhưng chủ yếu chỉ lấy lá để nấu ăn, làm gia vị đặc trưng trong các món cá. Một số nơi thu hái quả, nhưng không để làm thuốc mà thay vào đó làm hương liệu cho chè uống.
Trong y học cổ truyền, thì là được sử dụng phổ biến bởi có nhiều công dụng:
Tốt cho hệ hô hấp
Với hàm lượng vitamin C dồi dào, cây thì là có tác dụng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, và hỗ trợ điều trị chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như: bị ho, hay ho có đờm, và đau họng,.. Theo một nghiên cứu tại Ý, nếu bị viêm họng, bạn nên súc miệng bằng dầu làm từ hạt của cây thì là, điều này làm cho long đờm ở trong phổi và giảm đi chứng đau họng tức thì.
An toàn cho hệ tiêu hóa
Ăn lá thìa là nấu chín mỗi ngày có thể giúp cơ thể điều trị táo bón và tiêu hóa tốt. Tinh dầu thìa là còn được dùng trong trường hợp bị nấc cụt, ợ chua thừa axit trong dạ dày, đầy bụng hoặc chứng tiêu chảy do rối loạn.
Làm lành các vết thương
Thìa là còn là loại cây truyền thống được sử dụng để có thể làm lành các vết thương hoặc những vết cắn có độc. Bởi tinh dầu của thì là có một vài thành phần có thể kích thích liền da, và thậm chí có thể làm liền những vết thương sâu bên trong.
Thìa là còn rất nhiều công dụng trong dinh dưỡng, được xem là một loại dược liệu lành tính, và không chứa độc tố. Nhưng đối với một vài trường hợp, loại rau này sẽ lại gây ra một số triệu chứng như: Dị ứng, ảo giác, ngứa miệng, tiêu chảy, sưng lưỡi, sưng họng, buồn nôn, chán ăn,…
NT (theo khoahoc.tv)
Bình luận (0)