Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Một giờ văn hay và xúc động

Tạp Chí Giáo Dục

Va qua, tôi cùng vi khong 150 giáo viên ct cán môn văn đến t 30 qun/huyn trên đa bàn TP.Hà Ni v huyn Mê Linh d 2 tiết dy chuyên đ Ng văn 7. Văn bn đưc chn dy đc hiu là bài tùy bút “Trưa tha hương” ca tác gi Trn Cư (1918-2022) trong sách Cánh diu. Ngưi thc hin là cô Phm Minh Nguyt (giáo viên môn văn Trưng THCS Trưng Vương, huyn Mê Linh).


PGS.TS Đ Ngc Thng trao đi vi các giáo viên ti chuyên đ

Cùng với bài “Cây tre Việt Nam” của nhà văn Thép Mới, “Trưa tha hương” là một trong 2 bài tùy bút được dạy trong sách Ngữ văn 7 bộ Cánh diều. Bài văn viết về tâm trạng xúc động và những suy nghĩ sâu lắng của tác giả trong một buổi trưa hè, nằm trên đất khách Cao Miên, bỗng bắt gặp tiếng ru con của một người phụ nữ xứ Bắc. Chỉ đơn giản thế thôi, chỉ là một lời hát ru đồng bằng Bắc bộ mà gợi lên trong tâm hồn tác giả cả một khối tình, dâng trào biết bao nỗi niềm mênh mang và xôn xao thương nhớ quê hương của người xa xứ. Âm thanh của tiếng võng kẽo kẹt và lời hát ru đã đánh thức nỗi nhớ quê hương da diết và từ nỗi nhớ tác giả đã thức tỉnh, nhận ra “như đã gặp linh hồn của đất nước” trong điệu hát ru ấy. Hóa ra “Qua bao thế kỷ, tâm hồn người nhà quê Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn trong câu hát ru em”. Và “Dù qua không gian, qua thời gian, ta vẫn còn một chút gì riêng biệt của ta. Tiếng nói có trọ trẹ, giọng có pha, nhưng tâm hồn vẫn vậy”…

Nếu như bài “Cây tre Việt Nam” ngợi ca cây tre để ca ngợi những phẩm chất cao quý của con người thì tùy bút “Trưa tha hương” đánh thức tâm hồn học sinh vì một điệu hát ru, giúp các em hiểu ra hãy biết trân quý cội nguồn văn hóa dân tộc; hãy biết kính trọng tâm hồn cha ông; nâng niu điệu hát ru của bà, của mẹ, nhất là trong bối cảnh ngày nay nhiều học sinh đã không còn biết, không còn nhớ đến điệu hát ru này nữa; rất nhiều ông bố, bà mẹ trẻ hiện nay không biết ru con. Một văn bản đọc hiểu như thế là văn bản hay, giàu ý nghĩa nhân văn và giá trị giáo dục.

Dạy tùy bút không dễ, vừa phải làm cho học sinh hiểu và xúc động trước nỗi niềm của người viết, thấy được giá trị và ý nghĩa của nội dung; vừa nhận ra được đặc điểm nổi bật của thể loại: cảm xúc mang đậm màu sắc cá nhân của tác giả về con người và sự việc. Ngôn ngữ của tùy bút rất giàu chất thơ thông qua việc chú trọng tái hiện nội tâm, cảm xúc, miêu tả thiên nhiên thơ mộng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ, từ ngữ giàu hình ảnh và nhịp điệu… Về hình thức tổ chức lên lớp, giáo viên lại phải tổ chức cho học sinh đọc hiểu văn bản, thay việc giảng cho các em nghe từ đầu chí cuối như giảng văn. Các hoạt động phải liên tục và nhịp nhàng, học sinh được trình bày, trao đổi ý kiến của mình, nói lên những suy nghĩ cá nhân mà vẫn có không khí, có chất văn… Một giờ văn với những yêu cầu ấy là không hề đơn giản. Thế nhưng, cô Phạm Minh Nguyệt đã làm được việc đó một cách thành công. Hai tiết học trôi đi rất nhanh êm đềm và yên ả đầy chất thơ. Khi cô Phạm Minh Nguyệt cất lời ru minh họa cho điệu hồn dân tộc cho học sinh nghe, sâu lắng và tha thiết, nhiều người dự đã rớm lệ như cô giáo. Giờ học kết thúc để lại rất nhiều dư âm trong lòng học sinh và người dự…

Sau giờ dạy là cuộc trao đổi sôi nổi giữa người dạy, người dự, cán bộ chỉ đạo của Sở GD-ĐT TP.Hà Nội và tác giả, chủ biên của bộ sách. Đánh giá các ưu điểm, những hạn chế cần và nên điều chỉnh. Trong và sau giờ học, tôi cứ nghĩ: Giá như địa phương nào cũng tổ chức được những giờ học chuyên đề như thế để giáo viên rút kinh nghiệm thì việc triển khai chương trình và sách giáo khoa mới nhất định sẽ chuyển biến mạnh mẽ; việc dạy học môn ngữ văn nhất định sẽ mang lại một tinh thần mới.

Mọi người đều chúc mừng cô Phạm Minh Nguyệt, tất cả đều thấy đây là một giờ văn hay và xúc động. Còn tôi thì nghĩ: dạy ngữ văn như thế thì làm sao học sinh lại có thể chán học văn được?

PGS.TS Đ Ngc Thng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)