Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Một góc nhìn mới về việc phạt học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Va qua, v vic mt hc sinh lp 8 b pht phi đc kim đim trưc toàn trưng, sau đó b đình ch hc 4 ngày có th coi là mt tình hung giáo dc rt đáng chú ý. đây có my vn đ ngưi làm giáo dc và c ph huynh có th quan tâm đ vic giáo dc hc sinh đt kết qu tích cc hơn.

Theo tác gi, khi mt hc sinh có li, ngưi thy nên nhc nh riêng, nếu có pht cũng không nên đ nhiu ngưi biết hoc chng kiến. Trong nh: Hc sinh đang tri nghim xem kính thc tế o trong mt hot đng ngoi khóa. Ảnh: Y.Hoa

Thứ nhất, ở góc độ giáo dục, không nên có một hành xử mang tính bêu xấu. Nhiều người làm công tác giáo dục hay sử dụng phương châm “khen chung, chê riêng” khi áp dụng với học sinh. Một học sinh ngoan, có thành tích tốt nên và cần tuyên dương trước đông đảo người khác (trước lớp, trước toàn trường) để biểu dương và khích lệ bản thân học sinh đó, đồng thời động viên, thúc đẩy những học sinh khác noi theo. Nhưng khi một học sinh có lỗi, trong nhiều trường hợp nên nhắc nhở riêng, nếu có phạt cũng không nên để nhiều người khác biết hoặc chứng kiến; trong trường hợp cần cảnh báo với những học sinh khác thì cũng nên nêu sự việc, hiện tượng chứ không nhắc đến cá nhân cụ thể.

Trong trường hợp của học sinh nêu trên, hành vi của em là không phù hợp nhưng đối tượng nhắm đến của em không phải là cá nhân nào cụ thể trong nhà trường; giả sử em xúc phạm đến nhiều học sinh khác trong trường thì có thể buộc em xin lỗi công khai. Thậm chí, để tránh một hành vi mang tính bêu xấu em ấy, khi cần phải đọc bản xin lỗi, phụ huynh của em có thể đọc thay và coi đó là một sự cam kết (không chính thức) về việc quan tâm, uốn nắn của gia đình đối với em. Do đó, bắt em đọc kiểm điểm trước toàn trường là không cần thiết và rõ ràng là có tính làm nhục em.

Thứ hai, ở góc độ nhân văn, phải thể hiện tình yêu thương học sinh đúng mực. Khi nói đến tình thương yêu, ta sẽ nghĩ đến điều gì đó tốt nhất cho đối tượng được yêu thương. Có thể người thầy ra quyết định xử phạt nghĩ rằng việc phạt là một hình thức răn đe, uốn nắn có tính “nhớ đời” để học sinh không tái phạm. Về mục đích, một định hướng như vậy có thể coi là tích cực. Tuy nhiên, người thầy nếu có lòng yêu thương đúng mực, sâu sắc thì phải nghĩ đến hậu quả của việc xử phạt đó (về tâm lý, thể chất, thái độ học tập sau này…), đặc biệt là bản thân có tin tưởng hoàn toàn vào kết quả tích cực của việc xử phạt đó không, hay phạt đơn giản chỉ là một sự trừng phạt cho hành vi sai trái chứ không nhằm giáo dục, cải biến?

Thêm nữa, khi buộc một học sinh đọc kiểm điểm trước toàn trường, người thầy có nghĩ nếu đứa trẻ đó là con mình thì bản thân sẽ nghĩ sao? Hoặc khi có giáo viên đề nghị một hình thức phạt tương tự, người thầy đó trong vai trò làm cha có ủng hộ không hay kiên quyết phản đối? Do đó, tinh thần nhân văn trong việc trách phạt học sinh còn là biết đặt mình vào vị trí phụ huynh có con phạm lỗi và vị trí của học sinh đó. Xin nhắc lại một lưu ý hết sức quan trọng của các nhà tâm lý học, giáo dục học trong việc dạy trẻ: Xin đừng coi trẻ là người lớn thu nhỏ!

Thứ ba, ở góc độ pháp lý, có thể ai đó ở nhà trường đã vi phạm pháp luật. Phạt học sinh đã được đề cập trong các quy định của Bộ GD-ĐT, do đó phải hết sức cân nhắc hình thức xử phạt nào không vi phạm. Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12-9-2019 quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên đã nêu cách ứng xử của giáo viên: “Không làm tổn hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của bản thân, người khác và uy tín của tập thể” (khoản 9, Điều 4); “Không xúc phạm, ép buộc, trù dập, bạo hành” (khoản 1, Điều 5); “Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi” (trích khoản 1 Điều 6)… Không chỉ vậy, còn có nhiều quy định pháp luật khác điều chỉnh, kể cả Luật Dân sự, Luật Hình sự… Việc một cá nhân chỉ đạo đăng clip học sinh đọc bản kiểm điểm lên mạng xã hội là một hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định về quyền cá nhân về hình ảnh của Bộ luật Dân sự. Và khi vị lãnh đạo trường nói: “Tôi không ngờ hậu quả của việc này lại như thế” là biểu hiện thiếu hiểu biết pháp luật.

Thứ tư, ở góc độ phối hợp giáo dục với gia đình, cần có sự hợp tác chặt chẽ. Hiện nay, việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình chưa thực sự tốt; thường thì khi học sinh có lỗi, có vi phạm hoặc vấn đề gì đó chưa tích cực thì mới có sự hợp tác này, nhưng trong quá trình đó, sự hợp tác cũng không hẳn đạt kết quả cao. Chẳng hạn, khi học sinh vi phạm kỷ luật hoặc bị điểm kém, giáo viên hay nói “sẽ mời phụ huynh lên làm việc”, xét về bản chất sự việc thì đây là hình thức phối hợp để khắc phục tình trạng này của học sinh. Thế nhưng, trên thực tế, điều này thường được hiểu là để răn đe học sinh, để “mắng vốn” phụ huynh. Lỗi trong việc này có cả giáo viên lẫn phụ huynh nhưng phía giáo viên có phần nặng hơn vì là chủ thể chủ động…

Vụ việc em học sinh lớp 8 bị phạt là đáng tiếc, may mắn khi chưa có hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Gia đình và nhà trường cần rút kinh nghiệm sâu sắc trong việc giáo dục trẻ. Đặc biệt, với các giáo viên, ban lãnh đạo các trường học, sự việc này nên xem là một bài học nghiêm túc trong bối cảnh học sinh sử dụng mạng xã hội ngày càng nhiều.

Nguyn Minh Tâm

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)