Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Một hội chứng ẩm thực khó lý giải

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Bột ngọt là gia vị phổ biến và ưa chuộng trong chế biến món ăn và thực phẩm. Tuy nhiên, một số người sau khi sử dụng các món ăn thì bị nổi đỏ, dị ứng, khó chịu và cho rằng do bột ngọt gây nên.

Vào khoảng những năm 1960, một nhà khoa học Mỹ đã mô tả một vài triệu chứng xuất hiện sau khi ăn ở các nhà hàng Trung Quốc như: tê mỏi, khó chịu…, và gọi đó là “Hội chứng tiệm ăn Tàu”. Ông và các cộng sự giả định các triệu chứng trên có thể gây ra bởi một số thành phần có trong nước tương. Một vài người nhận định triệu chứng gây ra có thể do rượu được sử dụng rộng rãi trong món ăn ở các nhà hàng này. Một số nhận định do bột ngọt được sử dụng làm gia vị. Và một khả năng khác là hàm lượng muối cao trong các món ăn Trung Quốc có thể làm cao natri máu, gây nên hiện tượng giảm kali trong nội bào, tạo ra các triệu chứng trên.

Đã có rất nhiều nghiên cứu nhưng chưa tìm thấy một mối liên quan nào giữa “hội chứng” nói trên với bột ngọt. Hiện nay, các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu về “hội chứng” khó lý giải này.

ThS-BS Chu Quốc Lập
(nguyên Phó cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm)

Theo Thanh Niên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)