Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Một kỳ thi thành công, chờ đến bao giờ?: Cải tiến triệt để khâu tổ chức thi

Tạp Chí Giáo Dục

K thi THPT quc gia thc hin đã 4 năm, t 2015 đến 2018. Qua mi năm, vic thi c và tuyn sinh đu có nhng bt cp khiến B GD-ĐT liên tc phi có nhng thay đi, và tâm bão là vic gian ln thi c gây sc va phát hin Hà Giang, Sơn La… khiến dư lun phi đt ra câu hi: Có nên tiếp tc t chc k thi THPT quc gia “2 trong 1” na hay không?

Thí sinh tham gia k thi THPT quc gia 2018 sau bui thi. Ảnh: Thy Dương

Là một giảng viên đã dạy ĐH, CĐ nhiều năm, cũng khá am tường mọi ngóc ngách của vấn đề thi cử và học tập của nền giáo dục Việt Nam, tôi cho rằng kỳ thi THPT quốc gia “2 trong 1” vẫn cần được tiếp tục trong giai đoạn hiện nay (không phải chỉ tới năm 2020 như kế hoạch của Bộ GD-ĐT mà thậm chí còn kéo dài nhiều năm nữa), nhưng phải cải tiến triệt để khâu tổ chức thi.   

Sở dĩ vẫn còn cần duy trì kỳ thi THPT quốc gia “2 trong 1” vì hiện nay ở bậc phổ thông, việc cho điểm và đánh giá kết quả quá trình học tập của học sinh chưa phản ánh đúng trình độ thực lực của các em. Tình trạng cấy điểm, nâng điểm học sinh vì bệnh thành tích, hay nạn tiêu cực chạy điểm, mua điểm để làm đẹp học bạ vẫn còn xảy ra khá phổ biến ở nơi này, nơi khác. Nếu bỏ thi tốt nghiệp phổ thông chỉ xét tốt nghiệp căn cứ vào điểm quá trình học thì tình trạng tiêu cực nêu trên sẽ càng phát triển trong khi hệ thống giáo dục của chúng ta chưa có cơ chế nào kiểm tra, giám sát được chặt chẽ vấn đề này.

Có ý kiến cho rằng chỉ khi nào không còn “Bộ thi”, việc tuyển sinh ĐH, CĐ trả lại hoàn toàn cho các trường thì mới hết những bất cập, lùm xùm trong thi cử. Tuy nhiên trong bối cảnh xã hội và môi trường giáo dục ở nước ta hiện nay, điều đó chưa hẳn đã đúng. Ngược trở lại nhiều năm về trước khi các trường ĐH, CĐ tự tổ chức thi tuyển sinh, tự ra đề (giai đoạn trước “3 chung”), ít thấy các vụ việc tiêu cực, lùm xùm xuất hiện trên các mặt báo hay công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng như vậy không có nghĩa là không có tiêu cực, không có các vụ việc sai phạm đáng tiếc xảy ra, chỉ có điều hầu hết những vụ việc bất thường, tiêu cực đó đều được các trường che giấu, không công khai với truyền thông cũng như báo cáo về Bộ GD-ĐT. Thời kỳ đó tình trạng luyện thi ồ ạt xảy ra ở hầu hết các trường ĐH, CĐ. Giáo viên luyện thi ĐH, CĐ  cũng đồng thời là giáo viên ra đề thi của trường. Tôi đã chứng kiến cảnh các thí sinh sau khi thi xong hồ hởi nói với nhau trúng phần này, phần kia trong đề thi so với phần ôn luyện. Như vậy là bất công đối với các thí sinh không tham gia luyện thi tại trường mình thi vào. Tình trạng này xảy ra ở hầu khắp các trường ĐH, CĐ nhưng hầu như không được phản ánh trên các phương tiện truyền thông đại chúng khi đó.

Cũng có ý kiến cho rằng, các trường ĐH, CĐ với các chuyên ngành khác nhau có tính đặc thù riêng nên việc sử dụng đề thi chung để tuyển sinh sẽ không thích hợp chọn lựa thí sinh có năng lực phù hợp với chuyên ngành của trường. Tuy nhiên ý kiến này chưa xác đáng, vì dù các trường có ra đề thi riêng đi chăng nữa thì nền tảng kiến thức trong các đề thi vẫn là nội dung kiến thức chương trình THPT chứ không liên quan gì tới chuyên ngành đặc thù cả (trừ một số môn thi năng khiếu).

Mt s ý kiến cho rng nên b k thi THPT quc gia này vì quá cng knh, căng thng, tn kém mà li chưa đm bo đưc 2 mc đích yêu cu đt ra là: xét tt nghip THPT và tuyn sinh ĐH, CĐ. Vì vi vic t chc thi c  các đa phương như hin nay, liu các trưng ĐH, CĐ có tht s tin vào cht lưng ca k thi đ yên tâm da vào đó mà tuyn sinh vào trưng mình? Mt s ý kiến thì cho rng vic thi tt nghip THPT nên b vì t l tt nghip quá cao (trên 90%), còn thi tuyn sinh nên tr li cho các trưng ĐH, CĐ t chc cho phù hp vi tính cht đc thù ca tng trưng.

Vậy kỳ thi THPT quốc gia sẽ cải tiến như thế nào để phù hợp với tình hình hiện nay và hạn chế tối đa những tiêu cực có thể xảy ra?

Trước tiên, về khâu tổ chức thi, dù đây là kỳ thi THPT quốc gia “2 trong 1”, việc tổ chức thi và chấm thi vẫn phải được giao cho các trường ĐH, CĐ thực hiện dưới sự giám sát của Bộ GD-ĐT. Thí sinh sẽ đăng ký nguyện vọng khi làm hồ sơ thi ĐH, CĐ và đăng ký thi tại một trong số trường ĐH, CĐ mà thí sinh đăng ký nguyện vọng. Với việc xét tuyển bình đẳng các nguyện vọng 1, 2, 3 tới nguyện vọng “n” như hiện nay, thí sinh chỉ cần quan tâm xem mình thích và phù hợp với ngành nghề nào để xếp thứ tự các nguyện vọng vì nếu không trúng nguyện vọng 1 thì các trường sẽ tự động xét tuyển nguyện vọng 2, không trúng nguyện vọng 2 thì tự động được xét tuyển nguyện vọng 3… Vì thế, việc để thí sinh đăng ký nguyện vọng sau khi có điểm thi không còn ý nghĩa. Các trường ĐH, CĐ sẽ tổ chức thi và chấm thi tương tự như so với thi “3 chung” trước đây, chỉ khác là với số môn thi nhiều hơn, cả tự nhiên và xã hội, nên khối trường tự nhiên và kỹ thuật sẽ phải huy động thêm đội ngũ giáo viên từ các trường THPT để chấm thi môn ngữ văn. Như vậy, sẽ hạn chế được các vụ việc tiêu cực so với việc giao cho các địa phương tổ chức thi, chấm thi như hiện nay. Tất nhiên không có gì là tuyệt đối và Bộ GD-ĐT vẫn phải giám sát chặt chẽ. Các trường ĐH, CĐ sau khi có kết quả thi sẽ gửi kết quả về sở GD-ĐT các tỉnh/thành. Sở GD-ĐT sẽ xét tốt nghiệp THPT căn cứ vào điểm thi THPT quốc gia kết hợp với điểm học quá trình 3 năm học phổ thông của học sinh.

Về vấn đề xét tuyển: Tôi cho rằng việc cho thí sinh đăng ký số nguyện vọng không giới hạn và bình đẳng trong xét tuyển với các nguyện vọng 1, 2, 3… đến “n” như năm nay có thể gây phức tạp cho các trường nhưng đảm bảo quyền lợi của thí sinh. Việc xét tuyển bình đẳng các nguyện vọng tạo điều kiện thuận lợi và nhiều cơ hội cho các thí sinh trúng tuyển các trường tốp dưới khi thí sinh không đủ điểm vào trường theo nguyện vọng 1. Thí sinh cũng không phải phân vân suy nghĩ nhiều đến sức học của mình khi đăng ký các nguyện vọng mà chỉ cần quan tâm đến sở thích và sự phù hợp với ngành nghề để sắp xếp thứ tự các nguyện vọng 1, 2, 3…

Nguyn Th Dung
(Trưng CĐ Công thương TP.HCM)

Bình luận (0)