Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Một kỳ thi thành công, chờ đến bao giờ?: Cần sớm cải tiến khâu chấm thi

Tạp Chí Giáo Dục

Nhiu năm qua, giáo dc nưc ta đã có nhng chuyn biến tích cc, trong đó có vic gp hai k thi tt nghip THPT và ĐH, CĐ thành mt k thi chung t năm 2015, thc hin hai nhim v: Tt nghip THPT và tuyn sinh ĐH, CĐ, nhm gim bt tình trng hc t, hc lch…, đng thi khc phc nhng hn chế, bt cp ca k thi tt nghip THPT trưc đây và k thi tuyn sinh ĐH, CĐ theo hình thc “3 chung”.

Thí sinh TP.HCM tìm danh sách phòng thi trong k thi THPT quc gia 2018. Ảnh: M.Tâm

Quy chế thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH theo tinh thần đổi mới đã xây dựng những quy định chặt chẽ nhằm ngăn chặn các tiêu cực có thể xảy ra trong kỳ thi. Tuy nhiên, gần đây, dư luận xã hội và những người làm công tác giáo dục đều bàng hoàng, bức xúc trước vụ việc gian lận điểm thi trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 xảy ra ở một số địa phương. Các ngành chức năng đã nhanh chóng vào cuộc, những cá nhân vi phạm đang bị xử lý, song nhiều người vẫn chưa hết hoài nghi kết quả thi.

Là một giảng viên đã hàng chục năm tham gia chấm thi ĐH, đã nhiều lần thực hiện nhiệm vụ Thanh tra ủy quyền của Bộ GD-ĐT trong kỳ thi THPT tại các tỉnh, chúng tôi xin bày tỏ một vài nhìn nhận về kỳ thi THPT quốc gia.

Cn duy trì n đnh k thi “2 trong 1”

Theo chúng tôi, kỳ thi THPT quốc gia cần được đánh giá ở ba khâu: Ra đề, tổ chức thi và chấm thi. Về khâu ra đề thi năm nay, Bộ GD-ĐT đã đạt được thành công nhất định, đảm bảo an toàn, chỉ cần điều chỉnh lại chút ít là đáp ứng tiêu chí phân loại. Hình thức đề thi trắc nghiệm khách quan (mỗi thí sinh một mã đề thi) với hầu hết các môn thi, đã gần như loại trừ được hiện tượng thí sinh quay cóp, chép bài nhau, đảm bảo tính khách quan trong đánh giá, hạn chế việc luyện thi, học tủ…

Theo quy định của Luật Giáo dục, học sinh khi học hết chương trình phổ thông phải qua kỳ thi để được xét tốt nghiệp. Trong 4 năm qua, kỳ thi THPT quốc gia với mục tiêu “2 trong 1” vừa xét tốt nghiệp THPT vừa để xét tuyển ĐH, CĐ, qua từng năm đã rất thành công với những điều chỉnh hợp lý. Quy trình thi THPT quốc gia đơn giản nhưng hiệu quả, một lần thi giải quyết được hai nhiệm vụ lớn.

Tinh thần của kỳ thi “2 trong 1” là rất thiết thực, các thí sinh chỉ phải thi một kỳ thi gọn, nhẹ, ít chịu áp lực thi cử, không lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc tham dự 4 kỳ thi (một đợt thi tốt nghiệp THPT, hai đợt thi ĐH và một đợt thi CĐ) ở nhiều nơi, nhiều trường.

Kỳ thi THPT quốc gia dù vẫn còn ít nhiều khiếm khuyết, nhưng Bộ GD-ĐT đã thấy được nguyên nhân sai phạm và kịp thời điều chỉnh, nên vẫn cần được tiếp tục tiến hành trong giai đoạn hiện nay và cần thiết duy trì ổn định trong những năm tới; đồng thời cần có những biện pháp đồng bộ, chặt chẽ hơn nhằm hạn chế thấp nhất và triệt tiêu những tiêu cực ở tất cả các khâu của kỳ thi.

Nên tiếp tc giao cho đa phương t chc thi

Vì bản chất của kỳ thi THPT quốc gia là thi tốt nghiệp THPT nên địa phương chủ trì, tổ chức thi như hiện nay là hoàn toàn phù hợp.

Kỳ thi được tổ chức ở tất cả các tỉnh/thành do Sở GD-ĐT chủ trì, các trường ĐH, CĐ phối hợp, hỗ trợ tổ chức thi nên đã tiết kiệm được công sức và tiền bạc của phụ huynh; thí sinh không quá căng thẳng và chịu áp lực thi cử. Bên cạnh đó, việc tổ chức các cụm thi tại địa phương đã nhận được đồng thuận lớn của dư luận, đặc biệt là phụ huynh, giảm chi phí tốn kém, áp lực tàu xe đi lại… cho thí sinh.

Khâu phức tạp nhất, hay xảy ra tiêu cực nhất của kỳ thi là tổ chức thi, coi thi liên quan đến hoạt động của hàng triệu thí sinh, hàng trăm ngàn cán bộ hầu hết đều diễn ra chặt chẽ, an toàn, đúng quy chế. Những năm qua, khâu tổ chức thi do địa phương chủ trì, phối hợp với các trường ĐH đã đạt nhiều thành công đáng ghi nhận.

Tuy nhiên cũng cần nghiên cứu, điều chỉnh lại việc phân công trách nhiệm giữa cơ quan quản lý Nhà nước là Bộ GD-ĐT, các địa phương, các trường ĐH sao cho ngày càng phù hợp và đúng chức trách hơn.

Cn ci tiến khâu chm thi

Trong lúc khâu đề thi, tổ chức thi năm nay khá ổn thì khâu chấm thi, bảo quản đề thi tại hội đồng thi đã bộc lộ sai phạm. Cần rút kinh nghiệm trong khâu này và cần thiết phải sớm cải tiến khâu chấm thi để hạn chế tối đa những tiêu cực. Việc giao cho địa phương chấm thi là nguyên nhân dẫn đến gian lận điểm thi như thực tế đáng tiếc vừa qua. Vì rằng, địa phương nào cũng lo tỷ lệ tốt nghiệp THPT thấp nên có nơi vì thành tích mà chi phối đến điểm thi, dẫn đến sai phạm.

Quy chế thi THPT quốc gia rất chặt chẽ, nhưng sai phạm vẫn xảy ra tại Hà Giang, Sơn La, là ở khâu chấm thi, bảo quản bài thi – công đoạn đơn giản vốn chỉ liên quan đến rất ít người có nhiệm vụ. Quy trình chấm thi trắc nghiệm hiện nay hầu như không thay đổi, áp dụng nhiều năm như khi các trường ĐH chủ trì chấm thi và được đánh giá là chặt chẽ, an toàn.

Bộ GD-ĐT vẫn nên áp dụng đề thi chung trên toàn quốc, giao việc tổ chức thi cho địa phương, nhưng việc chấm thi nên giao lại cho các trường ĐH (dưới sự giám sát chặt chẽ của bộ). Như vậy, sẽ hạn chế được các vụ việc tiêu cực so với việc giao cho các địa phương chấm thi như hiện nay. Các trường ĐH chấm thi và gửi kết quả về sở GD-ĐT các tỉnh/thành để sở xét tốt nghiệp THPT.

Dù sao cũng phải công nhận, kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 đã được tổ chức đáp ứng yêu cầu gọn nhẹ, thiết thực, khách quan, tiết kiệm, giảm áp lực cho thí sinh, gia đình và xã hội.

Qua từng năm, kỳ thi THPT quốc gia đã và đang có những điều chỉnh hợp lý. Đây là cố gắng rất lớn của Bộ GD-ĐT nhằm đảm bảo tính liên tục của lộ trình đổi mới thi cử, phù hợp với Luật Giáo dục, Luật Giáo dục ĐH và xu hướng chung của giáo dục thế giới.

Vì vậy, vấn đề cần được nhìn dưới góc độ tích cực, không nên quy chụp từ vụ việc Hà Giang, Sơn La mà phủ nhận những điểm tốt, tích cực của các tỉnh/thành còn lại, hoài nghi sự nghiêm túc, nghiêm minh của cả kỳ thi.

ThS. Đ Thành Dương

 

Bình luận (0)