Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Một kỳ thi thành công, chờ đến bao giờ?: Không có phương án thi nào hoàn hảo

Tạp Chí Giáo Dục

GS.TS Bùi Văn Ga

Đó là khng đnh ca GS.TS Bùi Văn Ga (nguyên Th trưng B GD-ĐT) khi trao đi vi Giáo dc TP.HCM v vn đ làm thế nào đ k thi THPT quc gia ngày càng đưc t chc cht ch, minh bch, công bng, không còn hin tưng tiêu cc.

Đánh giá về ưu, khuyết điểm của hình thức thi “2 trong 1” thực hiện đến nay đã 4 năm (từ 2015 đ?n 2018),ến 2018), GS.TS Bùi Văn Ga nói:

– Trước hết phải nói rằng kỳ thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tuyển sinh ĐH đã giải quyết được những bất cập căn bản của việc thi/tuyển sinh trước đó. Có thể còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng không ai phủ nhận được những thành công của kỳ thi này. Nó đã giúp cho việc thi/tuyển sinh trở nên nhẹ nhàng, đơn giản và tiết kiệm chi phí đối với thí sinh và xã hội. Từ 4 đợt thi hàng năm nay chỉ còn một đợt thi duy nhất. Trước đây thí sinh phải lặn lội đi đến các thành phố lớn để thi thì nay được thi tại địa phương, ngay tại trường phổ thông mình đang theo học. Trước đây thi tự luận hầu hết các môn, nay thi trắc nghiệm giúp thí sinh học đều hơn trong toàn bộ chương trình, tránh học lệch, học tủ. Việc dạy thêm, luyện thi tràn lan đã gần như chấm dứt hoàn toàn, tạo công bằng cho thí sinh ở các vùng miền khác nhau.

Cho đến nay, hầu hết các trường ĐH đều sử dụng kết quả của kỳ thi để xét tuyển, một số ít trường kiểm tra thêm năng lực của thí sinh để tuyển chọn những thí sinh tốt nhất vào học các ngành đặc thù. Nhờ vậy việc tuyển sinh của các trường cũng trở nên nhẹ nhàng.

Do kết quả của kỳ thi còn làm căn cứ để các trường ĐH xét tuyển nên độ phân hóa kết quả thi cũng cần được quan tâm hơn so với khi kỳ thi chỉ dùng với mục đích xét tốt nghiệp. Có thể nói đây là một thách thức rất lớn đối với những người ra đề thi. Mặt khác việc xét tuyển vào các ĐH tốp đầu đòi hỏi tính cạnh tranh rất cao nên độ tin cậy của kết quả thi mang ý nghĩa rất quan trọng đối với kỳ thi.

+ Vic t chc k thi vi nhiu môn thi nhm tránh vic hc lch. Tuy nhiên, thc tế vi nhng môn không nm trong khi xét tuyn ĐH thì nhiu thí sinh ch hc đ qua đim lit. Ph đim môn s, tiếng Anh mt s tnh/thành trong k thi va qua là mt ví d. Vy theo ông, nên có s đánh giá thế nào đ không còn tình trng trên?

– So với trước đây thì kỳ thi THPT quốc gia giúp hạn chế rất nhiều tình trạng học lệch của thí sinh. Việc tổ chức các bài thi KHXH và KHTN đã giúp cho việc lựa chọn của thí sinh đồng đều hơn giữa hai khối thi này. Trước đây chỉ có khoảng chưa tới 20% số thí sinh chọn thi các môn xã hội thì hai năm qua, tỉ lệ thí sinh chọn các môn này đã vượt trên 50%. Mặt khác, khi tổ chức thi trắc nghiệm thì bắt buộc học sinh phải học toàn bộ chương trình, không học lệch, học tủ như trước.

Hc sinh lp 12 ti TP.HCM làm h sơ thi THPT quc gia 2018. Ảnh: Y.Hoa

Việc thí sinh quan tâm hơn các môn thi để xét tuyển ĐH thì dù thi kiểu gì điều này cũng xảy ra. Để giúp cho thí sinh có kiến thức phổ thông toàn diện hơn, theo tôi, trong những năm tới có thể quy định điểm liệt cao hơn so với hiện nay. Tức là phương thức thi đã hạn chế được học lệch, giờ đây chỉ điều chỉnh về mặt kỹ thuật thì hiệu quả của kỳ thi sẽ được cải thiện.

+ Thưa ông, k thi THPT quc gia va qua vi nhng sai phm Hà Giang, Sơn La… đã khiến dư lun đt câu hi có nên tiếp tc t chc k thi THPT “2 trong 1” không? Mt khác, mt s ý kiến cho rng kết qu tt nghip đt trên 95% thì k thi này có cn thiết không?

– Điều 31 Luật Giáo dục hiện hành quy định học sinh học hết chương trình THPT có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được cấp bằng tốt nghiệp THPT. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì phải có kỳ thi cuối cấp dành cho học sinh lớp 12. Kỳ thi này tổ chức thế nào, ai chủ trì thì theo quy chế của Bộ GD-ĐT. Kỳ thi này trong tương lai có tồn tại hay không phụ thuộc vào Luật Giáo dục sửa đổi mà Quốc hội sẽ thông qua trong kỳ họp sắp tới. Vì thế, năm 2016, TP.HCM có đề xuất Bộ GD-ĐT cho cơ chế đặc thù trong công nhận tốt nghiệp THPT. Khi đó Bộ GD-ĐT đề nghị địa phương xây dựng đề án tổng thể. Nếu đề án đề nghị cho thành phố tổ chức thi riêng thì đó thuộc thẩm quyền xem xét của Bộ GD-ĐT. Nhưng nếu thành phố đề nghị được xét công nhận tốt nghiệp mà không tổ chức thi thì thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định có cho thí điểm hay không khi quy định của Luật Giáo dục chưa được sửa đổi.

“Quan đim cá nhân tôi vn cn có k thi đ hc sinh ph thông chăm lo hc tp nhưng cũng cn điu chnh các trng s cho phù hp hơn vi cht lưng thc tế giáo dc ph thông và ch trương phân lung”, GS.TS Bùi Văn Ga nói.

Ảnh hưởng kỳ thi đến kết quả tốt nghiệp mang tính chất tương đối. Chỉ cần điều chỉnh tỉ lệ điểm học tập phổ thông và điểm kỳ thi thì kết quả sẽ khác ngay. Hoặc đơn giản chỉ cần tăng điểm liệt lên thì tỷ lệ tốt nghiệp sẽ giảm mạnh. Vì thế không phải kỳ thi này không có ý nghĩa đến kết quả tốt nghiệp mà vấn đề ở chỗ ta chọn hệ số điều chỉnh thế nào cho phù hợp. Khi ban hành quy chế thi, Bộ GD-ĐT đã thảo luận rất kỹ với các địa phương chọn mức điểm liệt nào phù hợp cũng như chọn tỉ lệ điểm kỳ thi thế nào cho phù hợp trong cơ cấu tính điểm tốt nghiệp cho thí sinh. Đa số ý kiến cho rằng quy định theo quy chế hiện hành là phù hợp. Quan điểm cá nhân tôi vẫn cần có kỳ thi để học sinh phổ thông chăm lo học tập nhưng cũng cần điều chỉnh các trọng số như vừa nêu cho phù hợp hơn với chất lượng thực tế giáo dục phổ thông và chủ trương phân luồng.

+ Theo ông, đâu là nhng gii pháp ngăn chn tiêu cc trong thi/tuyn sinh mà B GD-ĐT có th áp dng trong nhng năm sp ti?

– Tổng thể mà nói kỳ thi THPT quốc gia như hiện nay vẫn là phương án tốt nhất nên duy trì trong những năm sắp tới. Không có phương án thi nào hoàn hảo. Những kinh nghiệm tích lũy được sau 4 năm đổi mới thi/tuyển sinh rất quan trọng để chúng ta tiếp tục hoàn thiện kỳ thi đạt được những mục tiêu đề ra.

Biện pháp ngăn chặn tiêu cực hiệu quả nhất là làm thế nào để cho ai đó muốn thực hiện hành vi tiêu cực cũng không thể làm được. Khi đó dù địa phương chấm bài, trường ĐH chấm bài hay thậm chí Bộ GD-ĐT đứng ra chấm bài thì kết quả cũng sẽ như nhau. Chúng ta đã có kinh nghiệm ngăn chặn tiêu cực trong coi thi. Giờ đây cần có giải pháp tương tự để ngăn chặn tiêu cực trong chấm thi. Theo tôi, Bộ GD-ĐT nên tập trung xử lý ba điểm mấu chốt còn tồn tại:

Một là, xây dựng ngân hàng câu hỏi thi đủ lớn, chuẩn hóa, đảm bảo độ đồng đều; xây dựng ma trận đề thi chuẩn trên quan điểm mục tiêu chính của kỳ thi là xét công nhận tốt nghiệp THPT, tỉ lệ nhỏ của đề thi có độ phân hóa để giúp các trường ĐH xét tuyển. Hai là bổ sung quy định kỹ thuật để ngăn chặn tiêu cực trong chấm thi. Giải pháp hiệu quả và khả thi nhất là quét phiếu bài làm trắc nghiệm của thí sinh ngay tại lúc giám thị mang bài đến nộp tại điểm thi, có sự chứng kiến của các giám thị và cán bộ giám sát. Dữ liệu quét bài làm gốc của thí sinh này sẽ được bảo mật tuyệt đối. Giải pháp này sẽ ngăn chặn được tiêu cực cố tình sửa bài thi của thí sinh như đã xảy ra trong năm nay gây bức xúc trong dư luận xã hội. Ba là về lâu dài nên chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện thi trên máy tính.

+ Xin cm ơn ông!

Vĩnh Yên (thc hin) 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)