Hội nhậpThế giới 24h

Một loạt sông băng nổi tiếng sẽ tan chảy vào năm 2050

Tạp Chí Giáo Dục

Một số sông băng nổi tiếng nhất thế giới sẽ biến mất vào năm 2050 do sự nóng lên toàn cầu.

Một loạt sông băng nổi tiếng sẽ tan chảy vào năm 2050 - ảnh 1

Các nhà khoa học kiểm tra sông băng Gries ở Thụy Sĩ hồi tháng 9. REUTERS

Reuters ngày 3.11 dẫn lại báo cáo của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) cho biết các sông băng nổi tiếng ở núi Dolomites (Ý), công viên Yosemite và Yellowstone (Mỹ) và núi Kilimanjaro (Tanzania) sẽ biến mất vào năm 2050 do sự nóng lên toàn cầu.

UNESCO đang theo dõi khoảng 18.600 sông băng thuộc 50 địa điểm di sản thế giới. Tổ chức này cho biết rằng 1/3 số sông băng trên sẽ biến mất vào năm 2050.

Các sông băng còn lại vẫn có thể được cứu bằng cách giữ cho nhiệt độ toàn cầu không tăng đến 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp. Tuy nhiên, nếu mức phát thải vẫn được duy trì như hiện tại, khoảng 50% các sông băng Di sản Thế giới này gần như có thể biến mất hoàn toàn vào năm 2100.

Các sông băng được UNESCO xem là Di sản Thế giới chiếm khoảng 10% diện tích sông băng trên thế giới và bao gồm một số sông băng nổi tiếng nhất. Sự tan chảy của chúng sẽ rất dễ nhận thấy vì những nơi này là tâm điểm cho du lịch toàn cầu.

Reuters dẫn lời tác giả chính của báo cáo Tales Carvalho cho biết các sông băng Di sản Thế giới đang mất trung bình khoảng 58 tỉ tấn băng mỗi năm – tương đương với tổng lượng nước được sử dụng ở Pháp và Tây Ban Nha mỗi năm. Số băng này đóng góp gần 5% vào lượng nước biển đang tăng lên trên toàn cầu.

Ông Carvalho nói rằng biện pháp bảo vệ quan trọng nhất để ngăn chặn sông băng trên toàn thế giới tan chảy là giảm đáng kể lượng khí thải carbon.

UNESCO cũng khuyến nghị rằng do khả năng nhiều sông băng thu hẹp hơn nữa trong tương lai gần, chính quyền địa phương xem các sông băng là trọng tâm của chính sách. UNESCO cũng kêu gọi chính quyền địa phương cải thiện việc giám sát và nghiên cứu cũng như thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro thiên tai.

“Khi các hồ băng đầy lên, chúng có thể vỡ ra và có thể gây ra lũ lụt thảm khốc ở hạ nguồn”, ông Carvalho cảnh báo.

Theo Đông A/TNO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)