Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Một mình gánh trọn “ba vai”

Tạp Chí Giáo Dục

Tròn 24 tui, chàng trai ngưi Rc Cao Xuân Long đưc bà con tín nhim bu gi chc Bí thư Chi b, Trưng bn kiêm Trưng ban Công tác mt trn bn Mò O (xã Thưng Hóa, huyn Minh Hóa, Qung Bình). Sut 3 năm qua, mt mình gánh trn “ba vai”, Cao Xuân Long luôn hoàn thành xut sc nhim v, tng bưc cùng đng bào thay đi din mo ca bn làng.


Cao Xuân Long hưng dn bà con trng lúa nưc

N lc đ đi thay

Cao Xuân Long là thế hệ thứ 2 của tộc người Rục ở Thượng Hóa sau khi rời hang đá, sinh sống quần tụ theo bản làng trong những ngôi nhà sàn. Tuy đâu đó trong những nếp nhà của người Rục, sự e ngại khi hòa mình vào sự phát triển chung vẫn còn tồn tại, nhưng Cao Xuân Long luôn hướng ngoại. “Thời đi học, dù cực mấy, em cũng cố gắng đến trường. Lúc ấy chưa nghĩ xa như bây giờ, chỉ nghĩ đến trường học chữ trước hết là vui, sau đó có thể tự đọc sách, biết thêm nhiều bài hát do thầy cô dạy”, Long kể lại.

Đi bộ đến trường là việc quen thuộc mỗi ngày với Long. Đường đến trường càng lên các bậc cao hơn, bạn bè cùng trang lứa trong bản cứ thưa vắng dần. Long nói: “Tới THPT khi ra trường PTDTBT tỉnh để theo học thì cả bản chỉ đếm chưa đủ một bàn tay số bạn bè theo học. Nhiều lúc thấy mẹ vất vả nuôi 8 đứa con, em cũng có ý định nghỉ học giúp mẹ. Mỗi lần như thế, em lại nghĩ, nếu bỏ học bây giờ chỉ đỡ đần được công việc trước mắt, còn về lâu dài nếu không biết chữ, không có kiến thức thì cũng không thể thay đổi được tương lai. Nghĩ rồi lại tiếp tục học, có nhiều bữa đi bộ từ trường về thăm nhà xa hơn 20km”.


Tròn 24 tui, Cao Xuân Long đã đưc bà con tín nhim bu làm Trưng bn, Bí thư Chi b, Trưng ban Công tác mt trn thôn

Mò O Ồ Ồ ngày đó ít bạn trẻ đến trường. Tốt nghiệp THPT, phần vì điều kiện khó khăn, phần khác muốn quay về hỗ trợ các em sau mình đến trường, Long gác lại ước mơ giảng đường. Trở về bản, vốn năng nổ, nhiệt tình làm việc có kế hoạch nên Long được bầu làm Phó Bí thư Chi đoàn bản. 21 tuổi, Long vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng.

Năm 2019, Long được bà con tín nhiệm bầu giữ vị trí Bí thư Chi bộ, Trưởng bản, Trưởng ban Công tác mặt trận bản. “Niềm tin của bà con là trách nhiệm của mình”, Long nói. Là cán bộ trẻ, Long luôn biết lắng nghe, tham vấn ý kiến của các già làng trong bản để học hỏi thêm kinh nghiệm và dẫn dắt bà con. Long bảo, mặt khác để bà con tin, mình phải đi đầu làm gương, thay đổi từ chính tư duy, nhận thức của mình, tiếp cận cái mới, cái hay. Từ đó, bà con thấy đúng, thấy được mới làm theo.

Nêu gương đi trưc, làm đu

Bản Mò O Ồ Ồ có gần 100 hộ dân với gần 400 nhân khẩu, chủ yếu là tộc người Rục và người Sách. Cao Xuân Long là thế hệ thứ 2 của người Rục kể từ ngày tộc người của mình rời hang đá, sống quần tụ trong bản làng và tiếp cận nhiều lối sống văn minh. Tuy vậy, nhiều hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại, nhiều người đàn ông trụ cột gia đình vẫn say sưa rượu chè, bỏ bê nương rẫy. Cái nghèo vẫn đeo bám. “Muốn thay đổi, không cách gì khác, chính mình phải nêu gương đi trước, làm đầu”, Long nghĩ và hành động. Long tìm đến Đồn biên phòng Cà Xèng, học hỏi từ các cán bộ, chiến sĩ cách làm lúa nước, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và tham vấn các mô hình phát triển kinh tế. Có kiến thức, Long triển khai trồng lúa, chăn nuôi gà… Thấy Long làm có hiệu quả, ngày giáp hạt không còn thiếu gạo nên bà con bắt đầu nghe theo, làm theo.

Đều đặn mỗi tháng, anh đều cùng các chiến sĩ Đồn biên phòng Cà Xèng đi đến tận từng nhà, tuyên truyền pháp luật và vận động bà con phát triển kinh tế. “Đồng bào Rục, Sách ở Mò O Ồ Ồ bây giờ đã tự tay trồng lúa nước, tự túc được nguồn lương thực. Ý thức người dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo nhờ đó ngày càng giảm”, Long chia sẻ.


Nhng năm qua, Cao Xuân Long cùng chiến sĩ Đn biên phòng Cà Xèng thưng xuyên vn đng bà con tuân th pháp lut, gi bình yên cho thôn bn

Nhận thấy giáo dục đóng vai trò quan trọng trong nhận thức, thay đổi của bà con. Muốn bản làng đi lên, cách tốt nhất là các cháu học sinh được đến trường học chữ. “Đi học bây giờ đỡ vất vả rồi, mọi chế độ hỗ trợ đều rất tốt, không còn khó khăn như anh ngày trước. Vì vậy phải đến trường, học để thay đổi tương lai của chính mình và tiếp cận những công nghệ mới như ở miền xuôi”, Long thường mở đầu câu chuyện vận động như thế khi đến nhà người dân khuyên nhủ các cháu học sinh đến trường. Năm học nào, trước mùa tựu trường, Long đều cùng các chiến sĩ Đồn biên phòng Cà Xèng và các thầy cô giáo đi từng ngõ, gõ từng nhà vận động phụ huynh cho con cái đi học. “Hiện tỷ lệ học sinh bỏ học trong bản còn rất ít. Mừng nhất là kỳ tuyển sinh ĐH năm 2022 vừa rồi, Mò O Ồ Ồ có 2 em học sinh đỗ đại học, trong đó có một nữ sinh tộc người Rục – đây là em học sinh người Rục đầu tiên chạm ước mơ vào giảng đường, sau 60 năm kể từ ngày người Rục rời hang đá”, Long phấn khởi nói.

Mò O   bây gi đã đi thay. Tên bn nghe như bn nhc sui reo vui yên bình dưi rng rng già ca dãy Trưng Sơn hùng v. Cao Xuân Long nói, bà con  bn bây gi đã nêu cao ý thc canh tác đ phát trin kinh tế. Mi năm 2 v lúa nưc giúp nhng ngày giáp ht bt chênh vênh. “Làm ngưi đng đu, mi khó khăn đu có th khc phc, vưt qua. Quan trng nht là thành qu nhn v t bà con là cuc sng m no và n cưi hài lòng”, Long bc bch.

Một mình gánh trọn “ba vai”, vai nào Cao Xuân Long cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Long bảo, đó là điều không dễ dàng. Trước khi muốn phát động một phong trào nào đó, người đứng đầu phải tham vấn ý kiến các già làng trong bản, lắng nghe người cao niên nói để học tập những điều hay, điều đúng, sau đó phải tổ chức nhiều cuộc họp bàn để thảo luận nhằm tiến tới sự đồng thuận của người dân. Đó là điều quan trọng nhất, vì khi có sự đồng thuận thì mọi việc sẽ dễ thực hiện và thành công.

Thiên Phúc

Bình luận (0)