Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Một năm với Chương trình GDPT 2018 bậc THPT: Nguy cơ thừa, thiếu giáo viên

Tạp Chí Giáo Dục

Sau mt năm “lăn bánh”, Chương trình GDPT 2018 bc THPT cho thy s phù hp, tính ưu vit khi hc sinh hc nh nhàng, phát huy đưc thế mnh đc thù ca hc sinh song cũng đt ra cho các nhà trưng nhiu thách thc trong vic thiết kế trin khai chương trình sao cho phù hp, hiu qu nht…


Mt năm trin khai Chương trình GDPT 2018 bc THPT, các trưng d báo thc trng tha thiếu giáo viên

Nguy cơ tha, thiếu giáo viên

Tại Trường THPT Trần Khai Nguyên (quận 5), đại diện nhà trường cho hay, việc thừa thiếu giáo viên đang được trường cân nhắc trong thiết kế nhóm môn học lựa chọn, làm sao cân đối nhất, hài hòa nhất ở các bộ môn mà học sinh ít lựa chọn.

“Giáo viên sinh học ở trường hiện nay thầy cô sẽ được bố trí kiêm nhiệm phụ trách thêm các môn học mới như hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, nội dung giáo dục địa phương. Trong Chương trình GDPT 2018, khi học sinh được chọn môn học mình yêu thích, có thế mạnh gắn với định hướng nghề nghiệp thì buộc trường phải thiết kế nhóm môn học hài hòa với nguyện vọng của học sinh và phù hợp với đặc thù đội ngũ. Tuy nhiên, dù thiết kế thế nào, nguy cơ thừa, thiếu giáo viên khi triển khai chương trình là không tránh khỏi…” – đại diện nhà trường bày tỏ.

Thực tế, đây cũng là băn khoăn của nhiều trường THPT tại TP.HCM khi triển khai Chương trình GDPT 2018. Sau một năm “lăn bánh”, chương trình cho thấy sự phù hợp, tính ưu việt khi học sinh học nhẹ nhàng, phát huy được thế mạnh đặc thù của học sinh song cũng đặt ra cho các nhà trường nhiều thách thức trong việc thiết kế triển khai chương trình sao cho phù hợp, hiệu quả nhất…

“Bước sang năm thứ 2 triển khai chương trình, nhà trường phải thực sự cân nhắc rất kỹ lưỡng trong thiết kế nhóm môn học, làm sao vừa không gây xáo trộn sau 1 năm triển khai nhưng rút kinh nghiệm, khắc phục được những tồn tại” – thầy Đỗ Dương Cung – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Huân bày tỏ.

Sau một năm triển khai Chương trình GDPT 2018, ông Lâm Triều Nghi – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (quận Tân Bình) đánh giá, đến thời điểm này có thể nhận thấy học sinh khối 10 đã rất tự tin, mạnh dạn, bắt nhịp với những đổi mới của chương trình trong phương pháp học cũng như kiểm tra, đánh giá.

“Thời điểm đầu năm học được gọi là thời điểm quá độ khi học sinh khối 10 bắt đầu chuyển giao giữa 2 chương trình cũ và mới, phải mất 2-3 tháng đầu học sinh bỡ ngỡ, lúng túng khi làm quen với những đổi mới chương trình. Thông qua các hoạt động, từng bước thầy cô đưa học sinh vào trong tiết học, tạo sự hứng thú cho các em. Đến giờ này rõ ràng các em đã hòa nhịp được, việc giảng dạy đi vào ổn định. Đặc biệt, từ kinh nghiệm giảng dạy năm đầu, thầy cô đã có sự chuẩn bị tâm lý, việc chọn sách giáo khoa cho khối lớp 11 được làm kỹ càng, làm sao có sự nối tiếp với khối lớp 10” – thầy Nghi đánh giá.

Dù vậy, Hiệu trưởng này dự báo về nguy cơ thừa thiếu giáo viên do lệ thuộc vào việc lựa chọn nhóm môn học lựa chọn của học sinh. Ông cho rằng, cần phải sau 1 chu kỳ 3 năm thực hiện chương trình thì đội ngũ giáo viên triển khai chương trình mới có thể đi vào ổn định…


S GD-ĐT TP.HCM cho rng các trưng THPT cn ch đng, không mang tâm lý ch đi khi trin khai chương trình

Trong cuộc họp mới đây về triển khai Chương trình GDPT 2018 ở bậc THPT, ông Nguyễn Thanh Tòng – Hiệu trưởng Trường THPT Tân Túc (huyện Bình Chánh) đã thẳng thắn đề xuất Sở GD-ĐT TP.HCM cần có phương án tuyển dụng giáo viên cho các nhà trường để giúp các trường tránh rơi vào tình thế bị động do biến động đội ngũ do học sinh lựa chọn môn học lựa chọn.

“Việc chọn nhóm môn học lựa chọn của học sinh trong Chương trình GDPT 2018 sẽ tác động, làm biến động đội ngũ giáo viên ở các nhà trường, ngay cả khi trường xây dựng các nhóm môn học lựa chọn dựa vào đặc thù đội ngũ. Nếu không có sự tuyển bổ sung, tính toán về đội ngũ thì các trường sẽ rất khó. Do đó, việc tuyển dụng giáo viên bậc THPT có thể tổ chức làm 2 đợt trong năm học thay vì 1 đợt như hiện nay…” – ông Nguyễn Thanh Tòng đề xuất.

Ch đng, không mang tâm lý ch đi

Ông Nguyễn Bảo Quốc – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM nhấn mạnh, trong thiết kế nhóm môn học lựa chọn khi triển khai Chương trình GDPT 2018, các trường THPT phải có sự tính toán đội ngũ một cách dài hơi, trong lộ trình suốt 3 năm triển khai chương trình chứ không phải là trong từng năm một, từ đó có đề xuất với Sở GD-ĐT trong tuyển dụng giáo viên phù hợp.

Trường phải chủ động xây dựng chiến lược phát triển trường trong vòng 5-10 năm tới, để có tầm nhìn về đội ngũ, cơ sở vật chất khi triển khai chương trình một cách tốt nhất, đặc thù nhất, chủ động nhất về nguồn lực nhà trường.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Bảo Quốc đề nghị khi thực hiện Chương trình GDPT 2018, các trường cần đảm bảo đúng theo hướng dẫn chung, linh động, chủ động thực hiện, không mang tâm lý chờ đợi. Quan trọng nhất là nhận thức về sự thay đổi từ cách thức giảng dạy, phương pháp tổ chức lớp…, để đảm bảo rằng có thể truyền tải hết các nội dung, mong muốn, mục tiêu của chương trình.

“Sẽ còn rất nhiều thầy cô lên lớp với tinh thần chỉ triển khai kiến thức liên quan đến chương trình. Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu hướng đến phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thì trong việc giảng dạy không còn dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức mà làm sao đó việc giảng dạy phải hình thành được năng lực cho học sinh. Kéo theo đó, cách kiểm tra đánh giá không chỉ dừng lại ở việc cho ra các đề kiểm tra, các câu hỏi như những năm học trước mà có thể thay đổi cả dữ liệu để xây dựng các câu hỏi đề kiểm tra, theo hướng đánh giá năng lực học sinh” – ông nhắc lại.

Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM lưu ý, việc giảng dạy không còn bám sát SGK như cũ nữa mà giáo viên phải sử dụng SGK như tài liệu, cùng với các SGK khác để xây dựng tổ chức giảng dạy cho học sinh khối 10. “Thầy cô phải thoát ly được vấn đề này, phải nhận thức và thực hiện được sự thay đổi này thì mới đạt được thành công của Chương trình 2018. Song song đó, việc giảng dạy không chỉ dừng ở truyền thụ kiến thức mà phải hướng đến hình thành phẩm chất, năng lực học sinh theo mục tiêu chương trình đề ra. Nhà trường phải đẩy mạnh sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, để giúp thầy cô có sự điều chỉnh…”, ông Nguyễn Bảo Quốc chỉ rõ.

Khương Yến

Bình luận (0)