Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Một ngày đi quanh thành phố để học văn

Tạp Chí Giáo Dục

Thoát khi lp hc vi 4 bc tưng, các em hc sinh Trưng THCS Đng Trn Côn (Q.Tân Phú) đã có mt ngày tri nghim hc văn thú v ti nhiu đa đim trên đa bàn TP.HCM.


Hc sinh chơi kéo co ti Tho Cm Viên Sài Gòn

Tiết học này không chỉ thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 mà còn giúp học sinh được gần gũi với thiên nhiên, ý thức tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, hình thành thói quen đọc sách… Từ đó góp phần phát triển phẩm chất, nhân cách cho các em.

Đi tìm tri thc

Chuyến xe xuất phát lúc 6 giờ 45 phút tại Trường THCS Đặng Trần Côn đưa nhiều học sinh lớp 6 và lớp 7 tham gia hoạt động trải nghiệm quanh thành phố. Trên hành trình, các em được tham gia trò chơi “Đoán ý đồng đội”, quan sát, gọi tên và trình bày khái quát về những di tích lịch sử, điểm đến, món ăn theo yêu cầu của giáo viên. Tầm 7 giờ 30 phút, chuyến xe đến Nhà hát TP.HCM (Q.1). Tại đây, các em được xem chương trình văn nghệ với những bài hát về cách mạng, về Bác Hồ, về TP.HCM, sau đó tham quan nhà hát và có 15 phút thuyết trình đôi nét về địa điểm này. Nói đến Nhà hát TP.HCM thì ai cũng biết nhưng với một số học sinh vẫn chưa có cơ hội được đến tham quan, trải nghiệm. Vì vậy, tiết học ngoài nhà trường đã giúp học sinh khám phá nhiều điều hay, bổ ích mà chỉ có đi đến đây các em mới biết.

Tiếp theo, học sinh di chuyển đến Bưu điện TP.HCM (Q.1). Tại đây, các em không chỉ được tìm hiểu kiến trúc của bưu điện mà còn trải nghiệm viết thư gửi người thân với chủ đề “Lời yêu thương”. Những lá thư được viết một cách cẩn thận, tỉ mỉ nhắn gửi những lời yêu thương đến người thân có lẽ dần trở nên xa lạ. Bởi thời buổi công nghệ, mọi thông tin đều được gửi đi nhanh chóng qua Zalo, Facebook, email…, nên hoạt động gửi thư ở bưu điện đối với học sinh rất ý nghĩa. Những lá thư mà học sinh gửi đi mất vài ngày mới tới người nhận nhưng đó sẽ là trải nghiệm khó quên giúp các em bày tỏ tình cảm của mình đến người thân một cách trọn vẹn nhất. Em Lương Quang Minh cho biết em đã gửi bức thư để cảm ơn và xin lỗi cha mẹ. “Em xin lỗi cha mẹ vì đã muộn phiền những việc mà em làm chưa đúng. Đồng thời em cũng cảm ơn cha mẹ đã luôn bên cạnh và làm những điều tốt đẹp cho em”, Quang Minh chia sẻ.


Mt nhóm hc sinh thc hin ch đ “Lng nghe, hòa mình cùng thiên nhiên” bng hình thc ghi chép

Địa điểm tiếp theo là Đường sách TP.HCM. Ở đây các em được nghe giới thiệu về đường sách, sau đó thoải mái đi tham quan, ghi nhớ nhanh tên sách, tên tác giả để tham gia trò chơi “Ai nhớ nhanh hơn” và thiết kế bìa sách. Bên cạnh đó, các em có thể chọn mua cho mình cuốn sách yêu thích về đọc tích lũy kiến thức phục vụ cho việc học tập. Em Phạm Huỳnh Khánh Ngân cho biết: “Qua một vòng tham quan, nhóm chúng em đã chọn được cuốn sách “Đắc nhân tâm”. Em nghĩ cuốn sách này dạy cho chúng em cách làm người và luôn phải có tấm lòng nhân hậu, vị tha”.

Đ hc tt môn văn

Hành trình cuối cùng của các em là Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Nếu những địa điểm trước học sinh trải nghiệm để tìm hiểu về văn hóa, lịch sử thì ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn, các em trải nghiệm nhiều hoạt động gắn liền với thiên nhiên, môi trường. Sau khi tham gia nhiều trò chơi dân gian như kéo co, nhảy bao bố, cướp cờ…, các em lên xe lửa tham quan Thảo Cầm Viên để thực hiện chủ đề “Lắng nghe, hòa mình cùng thiên nhiên” bằng hình thức ghi chép, chụp ảnh, tạo sản phẩm bằng tranh vẽ hoặc bài hát theo sở thích. Không chỉ vậy, các em còn có cuộc tranh luận ngắn về chủ đề “Hoạt động trải nghiệm: Nên hay không nên?”. Phần lớn học sinh đều đồng ý nên tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế để vừa được giao lưu, trao đổi vừa giúp việc học tốt hơn. Em Lê Nguyễn Anh Thư chia sẻ: “Chuyến trải nghiệm này giúp em hoạt bát hơn và làm quen được nhiều bạn mới. Đặc biệt, chuyến đi còn giúp em học tốt môn văn vì có nhiều kiến thức mình phải đi trải nghiệm mới có thể làm bài tốt được. Em mong sắp tới thầy cô sẽ tạo điều kiện để em và các bạn được trải nghiệm nhiều hơn nữa”. Trong khi đó, em Huỳnh Phan Yến Thùy bày tỏ: “Em rất vui khi được cùng thầy cô và các bạn tham quan những địa điểm này. Qua đó không chỉ giúp em hiểu biết thêm về lịch sử mà còn có thể áp dụng vào việc học tập đối với môn văn”.


Hc sinh gi thư ti Bưu đin TP.HCM

Cô Lương Thị Mỹ Lệ (Tổ trưởng Tổ ngữ văn Trường THCS Đặng Trần Côn) cho biết trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Đây là điều mà cô cũng như nhiều giáo viên khác lo lắng, trăn trở. Bởi học sinh đã có điều kiện sống đầy đủ nhưng để có trải nghiệm thực tế lại khó vì không phải phụ huynh nào cũng có thời gian dành cho con. “Vì vậy, Tổ ngữ văn đã thiết kế cho học sinh chuyến trải nghiệm thực sự để các em có kiến thức, cái nhìn thực tế nhằm áp dụng vào bài học hiệu quả hơn. Chẳng hạn, khi học đến chủ đề bảo vệ môi trường, các em biết tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường nhưng lại không biết bảo vệ bằng cách nào, làm gì để có thể khôi phục lại tổn thương của thiên nhiên… Chuyến trải nghiệm thực tế sẽ giải quyết những vấn đề đó”, cô Lệ cho hay.


Mt nhóm hc sinh tìm hiu cun sách hay ti Đưng sách TP.HCM

Cũng theo cô Lệ, Tổ ngữ văn thực hiện tiết học trải nghiệm ngoài nhà trường với những địa điểm trên đều có liên quan đến những bài học trong Chương trình ngữ văn lớp 6 và lớp 7. Trong đó, địa điểm Thảo Cầm Viên Sài Gòn được đưa vào chương trình giúp các em sống gần gũi, chan hòa với thiên nhiên; đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. “Sau chuyến trải nghiệm này, trở về trường các em sẽ thực hiện bộ sưu tập “Lắng nghe, hòa mình cùng thiên nhiên”; đồng thời chuẩn bị cho bài viết “Kể về chuyến trải nghiệm của bản thân” và hoàn chỉnh bài tranh luận “Có nên tham gia chuyến trải nghiệm không? Chuyến trải nghiệm mang lại lợi ích gì?”. Qua đó, giáo viên cũng nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của học sinh để giảng dạy tốt hơn”, cô Lệ chia sẻ.

Bài, ảnh: H Trinh

Bình luận (0)