Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Một ngày ở Đồn biên phòng Cửa Nhượng

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Chúng tôi náo nc đến Đn biên phòng Ca Nhưng (xã Cm Nhưng, huyn Cm Xuyên, Hà Tĩnh) vào nhng ngày nng nóng nht ca vùng đt gió Lào cát trng. Nhng đt gió bin mang đy hơi nưc t ngoài khơi thi vào vn không làm nh đi cái nóng trên 40 đ ca đn biên phòng cm cht trên núi Tưng Lĩnh ph đy màu xanh ca thiên nhiên.

Đn biên phòng Ca Nhưng cm cht trên núi Tưng Lĩnh ph đy màu xanh ca thiên nhiên

Thế nhưng, nhiều năm qua Đồn biên phòng Cửa Nhượng vẫn kiên cường như người lính quân hàm xanh bất chấp gian khổ, đứng canh ngày canh đêm để giữ yên vùng biển vùng trời của quê hương núi Hồng sông La.

Mt ngày đn biên phòng

Được anh Nguyễn Trọng Quảng – một người dân địa phương dẫn đường, chúng tôi vượt qua chiếc cầu Cẩm Nhượng dài nhất nhì miền Trung để đến với đồn biên phòng khi mặt trời đã lên cao. Nhìn từ xa đã thấy những dãy nhà hiền lành thấp thoáng dưới rặng phi lao xanh trên con đường chạy ngoằn ngoèo quanh sườn núi. Ngọn hải đăng Cửa Nhượng ban ngày tuy không còn nhấp nháy ánh đèn nhưng vẫn thấy rõ dáng hình vì đứng sừng sững giữa nền trời xanh trong của một ngày nắng đẹp.

Tiếp chúng tôi là Đại úy Trần Hải Quân – Đồn trưởng Đồn biên phòng Cửa Nhượng – người có nước da rắn rỏi của một ngư dân có nhiều năm gắn liền với cuộc sống làng chài. Ngay từ lần gặp đầu tiên mọi người đã có thiện cảm với cái tên của anh và không hiểu cha mẹ anh có đoán được trước công việc và nhiệm vụ thiêng liêng này mà đã đặt tên cho đứa con trai từ lúc mới sinh ra như vậy?

Đúng như câu khẩu hiệu: “Đồn là nhà, biên giới là quê hương”, dù anh em chiến sĩ ở đồn mỗi người một miền quê khác nhau nhưng tất cả đều coi như con trong một gia đình. Họ ăn cơm chung, sống chung và ngủ chung phòng nên cùng đồng cam cộng khổ nơi đầu sóng ngọn gió của vùng cửa biển đầy giông gió. Đằng sau cuộc sống vất vả thiếu vắng tình cảm gia đình vì nhiều chiến sĩ phải xa cha mẹ, xa vợ con là những nụ cười tràn đầy niềm lạc quan trước những thử thách cam go của công việc. Những đàn gà vừa mới nở, từng luống rau đang lên xanh bên liếp tre cho thấy cuộc sống ở đây không bao giờ chịu đầu hàng với thời tiết quanh năm khắc nghiệt.

Thm thiết tình quân dân

Những người sống lâu năm ở đây cho biết, từ khi có Đồn biên phòng Cửa Nhượng, người dân vùng biển đã có cuộc sống yên ấm hơn, nhiều tai nạn khó khăn trên biển đã được giải quyết kịp thời.

Anh Nguyễn Trọng Quảng kể lại, nhiều thuyền bè của ngư dân gặp sóng to gió lớn đã được tàu bộ đội lai dắt, hỗ trợ. Không những thế, nhiều ngư dân cũng đã vượt qua những lần nguy kịch do được bộ đội biên phòng cứu sống. Điển hình vào những ngày đầu tháng 12-2013, có 2 tàu cá bị sóng biển đánh chìm, 4 ngư dân trôi xuống biển ngoài đảo Én cách đất liền 3 hải lý đã được đồn biên phòng cứu sống. Nhiều ngư dân biển Cẩm Nhượng đã coi các chiến sĩ biên phòng là người đã sinh ra lần thứ hai cho cuộc đời mình vì đã nhiều lần cứu thoát họ ra khỏi “cơn thịnh nộ” của biển cả.

Chỉ cho chúng tôi nhìn thấy một con tàu đã trơ khung đậu sát cầu Cẩm Nhượng, Đại úy Trần Hải Quân cho biết đó là xác con tàu lạ mà đồn biên phòng đã phát hiện trôi dạt từ ngoài hòn Én đưa về đây từ nhiều năm nay. Đồn biên phòng Cửa Nhượng không chỉ có đôi mắt thần kiểm soát vùng biển quê nhà mà còn là một trạm rào chắn trên biển thường xuyên phát hiện nhiều vụ buôn lậu, đánh bắt trái phép đem lại an ninh trật tự cho vùng biển có nhiều cửa sông rất khó quản lý. Từ đồn biên phòng nhỏ bé này, tình quân dân đã được vun đắp và mãi xanh tươi như hàng thông bốn mùa vi vu trên núi Tượng Lĩnh.

Có tuổi đời gần 100 năm nay, ngọn hải đăng Cẩm Nhượng hàng đêm vẫn thắp lên ánh sáng niềm tin cho ngư dân làng biển Cẩm Nhượng dù còn lênh đênh ngoài khơi với những con tàu chở đầy tôm cá. Dù đi xa quê hương, nhưng mỗi khi nghĩ về Cẩm Nhượng là mọi người đều nhắc đến ngọn đèn biển thân thương vì đã gắn bó với tuổi thơ và những tháng ngày ra khơi vào lộng. Theo lời kể của anh Nguyễn Trọng Quảng, con đường ven biển chạy quanh núi Cẩm Lĩnh trước đây rất khó đi nhưng bây giờ đã mở rộng nên xe có thể chạy sang tận vùng biển Kỳ Xuân cách đó 20 cây số. Tuy không sầm uất như bãi biển Thiên Cầm nhưng ở đây có bãi tắm tiên thơ mộng nước biển trong xanh với những khối đá tròn như người tạc nằm chồng lên nhau đẹp đến mê hồn. Cũng chỉ ở núi Tượng Lĩnh mới có loại cu kỳ (chim bồ câu rừng) kéo nhau về đây làm tổ là đặc sản riêng của Khu du lịch Thiên Cầm. Xa xa bên cạnh những hòn đảo nhỏ, xinh xắn là hòn Én, hòn Bớp như vẫy gọi du khách bơi thuyền ra đảo hoang khám phá. Tôi cũng đã từng được các anh bộ đội biên phòng đưa ra hòn Én bằng thuyền máy mấy năm trước đây, mỗi lần nhớ lại trong từng ký ức vẫn không phai vẻ đẹp vùng biển của Tổ quốc Việt Nam.

Bài, ảnh: Hương Thy

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)