Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

“Một nghề cho chín còn hơn… chín nghề”

Tạp Chí Giáo Dục

“Chn ngh là chn đưng đi cho c cuc đi, tuy nhiên có rt nhiu ngưi phi nhy qua nhiu công vic mi chn đưc cho mình hưng đi đúng. Đ không lãng phí thi gian, công sc, mi hc sinh cn đnh hưng đưc ngh nghip mà mình s theo đui, trong đó phi hài hòa gia đam mê, năng lc và kh năng tài chính…”.

Nhiu HS Trưng THPT Hip Bình băn khoăn làm thế nào đ chn đưc ngành ngh phù hp vi năng lc. Ảnh: H.T

Đó là lời khuyên của chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo dành cho học sinh lớp 12 Trường THPT Hiệp Bình (Q.Thủ Đức) trong chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 11 năm học 2018-2019 diễn ra ngày 15-10. Chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP và ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.

Nhiu hưng đi sau tt nghip THPT

Theo TS. Lê Thị Thanh Mai (Trưởng ban Công tác sinh viên, ĐH Quốc gia TP.HCM), vài năm trở lại đây học sinh tại TP.HCM có tỷ lệ tốt nghiệp THPT gần 100%, đó là con số đáng vui mừng. Trong cuộc sống hiện đại với nhu cầu công việc ngày càng lớn thì sau khi tốt nghiệp THPT, học sinh có rất nhiều hướng đi, nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp tốt cho tương lai của mình. Muốn có nghề nghiệp tốt thì ngay từ thời điểm này các em phải có những sự tìm hiểu trước để định hình được “sẽ làm gì trong tương lai”. Theo thống kê, có 80% học sinh lựa chọn hướng giáo dục ứng dụng, học một nghề nhưng sau khi ra trường có thể đáp ứng nhiều công việc khác nhau, hoặc hướng nghiên cứu thì ĐH là con đường mà các em lựa chọn.

“Ở ĐH hiện có khoảng 400 ngành nghề, tạm chia thành 6 nhóm lĩnh vực ngành nghề, gồm: kỹ thuật công nghệ; khoa học tự nhiên – khoa học sức khỏe; khoa học xã hội và nhân văn; kinh doanh quản lý; nghệ thuật; văn phòng, an ninh quốc phòng. Mỗi nhóm có tính chất, đặc tính khác nhau. Do đó, để chọn cho mình nghề nghiệp phù hợp nhất, trước hết các em phải tìm hiểu bản thân muốn trở thành người như thế nào trong tương lai, là bác sĩ, kỹ sư, ca sĩ… Ngoài ra, mỗi học sinh cần soi rọi lại bản thân mình rằng đã đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu, yêu cầu chưa, quá trình rèn luyện cần thực hiện như thế nào”, TS. Mai nhấn mạnh.

Cũng theo TS. Mai, đối với những học sinh chưa đủ các điều kiện học ĐH thì có thể lựa chọn theo hướng giáo dục nghề nghiệp. Theo đó có nhiều cấp đào tạo từ TC (tốt nghiệp THCS), đến CĐ nghề hoặc CĐ chuyên nghiệp (tốt nghiệp THPT). Ước tính, hiện nay hệ CĐ có khoảng 600 ngành nghề, hệ TC có 800 ngành nghề, thời gian đào tạo ngắn, đào tạo đi đôi với thực hành; sau khi ra trường có cơ hội làm việc ngay cũng là xu hướng việc làm mà giới trẻ đang hướng đến.

Cân nhc trưc 4 sai lm trong chn ngh

Trước băn khoăn của nhiều học sinh về cách lựa chọn nghề phù hợp cũng như rèn luyện như thế nào để sau khi ra trường không bị vướng vào vòng xoáy thất nghiệp, chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo chia sẻ trong hàng trăm cơ hội ngành nghề, thay vì “nhảy” qua nhiều nghề mới tìm được lối đi phù hợp thì ngay từ đầu mỗi học sinh cần tỉnh táo để lựa chọn một nghề phù hợp nhất cho mình, bởi “một nghề cho chín còn hơn chín nghề”.

Bà Thảo nhận định, hiện nay phần đa học sinh khi chọn nghề nghiệp cho mình thường mắc phải 4 sai lầm chính. Sai lầm đầu tiên là đa số học sinh đều chỉ tập trung học cho tốt nhưng chưa định hướng được cho mình rằng “học để làm gì, chưa xác định được ngành nghề theo đuổi để tập trung phấn đấu”. Sai lầm thứ hai là chưa xác định được lĩnh vực mà mình đam mê, khả năng của mình có phù hợp hay không. Sai lầm thứ ba là học sinh thường chọn nghề “hot” mà không nghĩ đến tỷ lệ chọi cao, tỷ lệ cạnh tranh sau khi ra trường cũng rất lớn. Sai lầm thứ tư là nhiều học sinh còn nhập nhằng giữa chọn nghề và chọn đam mê. Do đó, khi đứng trước những ngưỡng cửa của tương lai, mỗi người cần cân nhắc tránh 4 sai lầm trên, thì việc chọn ngành nghề không còn quá khó khăn. “Đồng thời với chọn nghề, trong quá trình học tập ngoài tiếp thu kiến thức, học sinh cần rèn luyện cho mình những kỹ năng mềm, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng ngoại ngữ…, để sau khi ra trường có thể đảm đương được công việc một cách thành thạo”, bà Thảo nhấn mạnh.

Đánh giá về hiệu quả của chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 11, thầy Nguyễn Văn Hiệp (Hiệu trưởng Trường THPT Hiệp Bình) chia sẻ: “Với phần tư vấn nhiệt tình của các chuyên gia, đồng thời giải đáp cặn kẽ các thắc mắc của học sinh ngay tại chương trình đã kịp thời cung cấp nhiều thông tin mới cho các em cũng như đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường. Cụ thể là những điều chỉnh mới về thi cử, các hình thức thi hoặc xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Ngoài ra, chương trình còn cung cấp cho các em học sinh nhiều thông tin về nghề nghiệp, kỹ năng học, ôn tập; kỹ năng chọn nghề phù hợp với từng học sinh…”.

Hoài Thương

Bình luận (0)