Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Một quả bưởi có tác dụng bằng 10 loại thuốc, nhưng lưu ý điều này mới đạt được hiệu quả

Tạp Chí Giáo Dục

Bưởi là một loại trái cây phổ biến được nhiều người ưa thích. Bưởi có giá trị dinh dưỡng cao, nếu sử dụng đúng cách sẽ đem lại lợi ích vô cùng lớn cho sức khỏe.
Giống như các loại trái cây khác, thành phần chính của bưởi là nước (khoảng 89% tổng trọng lượng), vì vậy vào mùa thu và mùa đông thời tiết khô hanh nên ăn nhiều bưởi để giúp bổ sung độ ẩm. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C của bưởi khoảng 30mg/100 gram và một số giống bưởi thậm chí có khoảng 60mg/100 gram, cao hơn so với chanh và cam quýt.
Tác dụng của quả bưởi đối với sức khỏe
1. Thuốc nhuận tràng
Ăn cùi trắng của bưởi sẽ cải thiện rõ rệt chứng táo bón.
Ăn cùi trắng của bưởi sẽ cải thiện rõ rệt chứng táo bón.
Người bị bệnh táo bón nên chọn quả bưởi có vỏ mỏng nhiều nước, ăn cả cùi trắng sẽ cải thiện rõ rệt chứng táo bón. Nếu bị nóng ruột, nhạt miệng, chán ăn, phân cứng có thể ăn từ 5 – 6 miếng cùi bưởi giúp nhuận tràng. Vì trong cùi bưởi có chứa rất nhiều chất xơ có tác dụng kích thích đường ruột co bóp.
2. Trị chứng khó tiêu
Vỏ bưởi có tác dụng khai vị thông khí. Vỏ bưởi thái thành sợi đem đun thành trà đặc để uống có tác dụng loại bỏ chứng lạnh bụng.
3. Giúp ra mồ hôi
Trong vỏ bưởi có chứa tinh dầu nếu nấu cùng với hồng trà có thể loại bỏ lạnh ra mồ hôi. Đem khoét bỏ phần ruột bưởi, để lá trà vào trong, treo ở nơi thoáng gió phơi khô cho đến khi thể tích quả bưởi thu nhỏ lại gọi là "trà bưởi". Trà bưởi chuyên trị cảm mạo. Lá trà để trong trái bưởi sau khi phơi khô sẽ hấp thụ tinh dầu từ vỏ bưởi nên dược tính cay mát càng mạnh.
4. Loại bỏ các vết đốm da
Bưởi rất giàu vitamin C, một chất có thể làm giảm các đốm sắc tố trên da một cách hiệu quả. Do đó, bưởi cũng là một sản phẩm làm đẹp rất tốt. Sau khi cắt bưởi, hãy đổ một ít mật ong lên mặt cắt của vỏ bưởi, sau đó nhẹ nhàng massage lên da. Phương pháp này có thể làm trắng da rất tốt, tuy nhiên đối với những làn da nhạy cảm cũng không nên sử dụng cách này.
5. Giảm đột quỵ
Bưởi có chứa flavonoid, chất này có hiệu quả trong việc làm giảm nguy cơ mắc đột quỵ. Các nhà khoa học đã nghiên cứu 14 năm và phát hiện phụ nữ thường xuyên ăn bưởi sẽ giảm một nửa nguy cơ mắc đột quỵ so với những người không ăn bưởi.
Bưởi có thể giúp cơ thể hấp thụ canxi và sắt, rất có lợi cho sức khỏe
Bưởi có thể giúp cơ thể hấp thụ canxi và sắt, rất có lợi cho sức khỏe.
6. Tốt cho người mang thai
Bưởi có thể giúp cơ thể hấp thụ canxi và sắt, rất có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, bưởi chứa rất nhiều axit folic tự nhiên, rất tốt cho những người chuẩn bị mang thai hoặc bà bầu, có thể phòng ngừa thiếu máu, và cũng có vai trò tốt đối với sự phát triển của thai nhi.
7. Giảm mỡ
Các chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu phát hiện ra rằng ăn nửa quả bưởi trước bữa ăn mỗi ngày, kiên trì thực hiện khoảng 12 tuần, có tác dụng giảm cân vô cùng tốt. Chủ yếu là vì trong bưởi có một hợp chất có thể tăng tốc hiệu quả đốt cháy mỡ, bưởi cũng là một loại trái cây giúp giảm cân tự nhiên.
8. Bảo vệ trái tim
Nếu mỗi ngày bạn ăn một trái bưởi có thể làm giảm cholesterol và triglycerid. Đặc biệt, bưởi đào rất tốt cho tim mạch vì có chứa nhiều chất chống oxy hóa.
9. Giảm bệnh tiểu đường
Bưởi thường có vị đắng đặc biệt, chất tạo nên vị đắng này có tác dụng hỗ trợ trị liệu bệnh tiểu đường, giúp cơ thể mẫn cảm đối với insulin. Cho nên những bệnh nhân tiểu đường thường xuyên ăn bưởi có thể giảm nguy cơ tiến triển bệnh nặng và các biến chứng nguy hiểm.
Bưởi không những chỉ làm đẹp da cho phái đẹp chúng ta, mà còn có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh, đặc biệt bưởi còn có thể chống lại viêm lợi một cách rất hiệu quả. Chi tiết của công trình nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí răng miệng Bristish Dental Journal của Anh.
10. Chữa viêm lợi
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Đức, ăn bưởi sẽ có tác dụng chống lại bệnh viêm lợi rất hiệu quả. Theo kết quả nghiên cứu có được, nếu một bệnh nhân viêm lợi ăn khoảng 2 quả bưởi mỗi ngày thì chỉ trong vòng 2 tuần bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể, tình trạnh chảy máu ở chân răng sẽ không còn nghiêm trọng nữa. Nguyên nhân, theo các nhà khoa học, là do trong bưởi chứa nhiều vitamin C, có tác dụng làm lành các vết thương nhanh và giảm thiểu tác hại của một số phân tử gốc tự do không bền.
Không nên ăn bưởi khi đói.
Không nên ăn bưởi khi đói.
Những điểm cần lưu ý khi ăn bưởi?
Mặc dù bưởi chứa nhiều dinh dưỡng, nhưng không thích hợp ăn khi bụng đói. Do bưởi có tính lạnh dễ làm tổn thương lá lách. Bưởi nên ăn sau bữa ăn, ví dụ như ăn sau bữa trưa, ăn xen kẽ giữa các bữa ăn chính là tốt nhất. Bình thường một ngày không nên ăn quá ¼ quả.
Đối với những người dạ dày yếu, người già, trẻ nhỏ, những người thường bị đau bụng, tiêu chảy không nên ăn nhiều bưởi.
Ngoài ra, trong quá trình dùng thuốc hạ huyết áp, ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng như giảm huyết áp đột ngột. Vì vậy, không dùng nước ép bưởi để uống thuốc, sau khi uống thuốc xong cũng không được ăn bưởi ngay lập tức.
Sau khi ăn bưởi, không nên vứt vỏ bưởi đi, ngoài việc có thể khử mùi tủ lạnh cũng có thể dùng để nấu canh. Bình thường lấy khoảng ¼ vỏ quả bưởi, cắt từng miếng nhỏ, kết hợp với hạnh nhân, chi bối mẫu, mộc nhĩ trắng, mỗi loại 10g, thêm lượng nước thích hợp rồi đem nấu. Sau đó cho lượng mật ong thích hợp, uống vào buổi sáng và tối, thích hợp cho những người bị ho, có đờm, khô miệng hoặc những người thường xuyên hút thuốc.
Không nên ăn bưởi sau khi hút thuốc, uống bia rượu: Các nghiên cứu phát hiện ra rằng trong bưởi có chứa chất Pyranocoumarin. Nó có tác dụng làm tăng cường chuyển hoá cytochromes P450 (men ruột). Và thật không may khi điều này sẽ làm gia tăng độc tính của thuốc lá, nicotin và ethanol (có trong bia rượu). Các chuyên gia khuyên rằng không nên ăn bưởi sau khi đã uống rượu, bia hay hút thuốc. Tốt nhất là 48 giờ sau khi dùng những thứ này hãy ăn bưởi để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Ngoài ra, khi ăn bưởi bạn cũng lưu ý không nên kết hợp với cua vì có thể dẫn đến tình trạng dạ dày bị kích thích gây đau bụng hay nôn mửa. Bên cạnh đó, kết hợp bưởi với cà rốt, dưa leo có thể làm mất vitamin C trong bưởi.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)