Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Một quyển sách cần thiết cho độc giả

Tạp Chí Giáo Dục

Tập sách tưởng như hai vấn đề riêng biệt về Thăng Long và Hồ Chí Minh nhưng thật ra cùng một nội dung lớn, một ý tưởng lớn quyện chặt, soi sáng cùng trên một sự kiện có ý nghĩa thời đại “Thăng Long nỗi niềm sông núi – Hồ Chí Minh hương sắc hoa sen”.
Theo nhà thơ Trúc Chi – tác giả cuốn sách thì Thăng Long không chỉ là quốc hiệu của một nhà nước mà còn là sự nghiệp của một buổi đầu dựng nước hùng mạnh có ý nghĩa quốc gia trên bình diện kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao và độc lập tự chủ. Thăng Long đất của một dân tộc anh hùng và đất ra đời của những người con anh hùng dân tộc. Dân tộc của một nỗi niềm Thăng Long sông núi. Hồ Chí Minh người con anh hùng của đất Thăng Long. Hồ Chí Minh sinh sau ngàn năm Thăng Long nhưng Hồ Chí Minh là hoa Thăng Long, hương sắc Thăng Long. Hiểu Thăng Long và Hồ Chí Minh là hiểu trên ý nghĩa cùng một hồn cốt, cùng một lịch sử của một dân tộc.
Trên ý nghĩa của một nội dung, ở chương một, Thăng Long hào khí, Thăng Long thanh cao từ ngàn xưa thì Thăng Long ngày nay, Thăng Long của Tuyên ngôn Độc lập, Thăng Long của cõi Bác xưa, Thăng Long của Hà Nội hôm nay. Vẫn là dựa trên lịch sử, tác giả đã đúc rút được như là tổng kết như là một phát kiến về Thăng Long, Thăng Long cốt cách, Thăng Long lịch sử bằng những tên gọi rất là ấn tượng, rất đúng nghĩa đã có trong tư tưởng người đọc xưa nay như Thăng Long kiêu sa thanh tú, Thăng Long hồn non nước mùa xuân
Cũng trên ý nghĩa của một nội dung, ở chương hai, Hồ Chí Minh đẹp ở một hương sắc và hoa. Hoa Hồ Chí Minh trong lòng dân tộc, trong lòng bạn bè quốc tế, hoa của đồng nội, hoa của Hà Nội Thăng Long. Hồ Chí Minh là người cha, là đồng chí thân quen gần gũi, nhưng Hồ Chí Minh là lãnh tụ của Đảng, của dân tộc, tác giả tìm đến một khái niệm vừa cụ thể vừa triết lý sâu sắc: “Bác Hồ trái tim của yêu thương”, “Bác Hồ lãnh tụ của kiểu mới”, “Bác Hồ chân lý cuộc đời”.
Thực hiện đúng chuyên luận bình thơ, tác giả vận dụng cùng một lúc phương pháp bình luận, suy luận lấy thơ làm điểm tựa. Tác giả lấy thơ cổ điển, thơ hiện đại, thơ thế giới của gần 200 nhà thơ để bàn cái hay, cái sâu sắc về Thăng Long về Hồ Chí Minh. Không hiếm nhiều trang viết tác giả đem lại cái hay, cái đẹp và gây xúc động trong người đọc, nhất là giáo viên, SV-HS…
“Thăng Long nỗi niềm sông núi – Hồ Chí Minh hương sắc hoa sen” – một cuốn sách rất cần thiết hiện nay cho việc học tập đạo đức Bác Hồ và tìm về truyền thống, ngọn nguồn dân tộc như Bác Hồ đã dạy “Dân ta phải biết sử ta”.
Trần Thanh
(Hội Nhà văn TP.HCM)

Bình luận (0)