Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Một sáng kiến hay

Tạp Chí Giáo Dục

Tại cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2023-2024, ngành giáo dục tỉnh Hà Tĩnh đã có một sáng tạo rất độc đáo. Đó là, giám khảo tiến hành chấm sơ khảo các sản phẩm trên các bản mềm với 2 vòng độc lập được ban tổ chức cung cấp tài khoản riêng. Vòng 1 chấm sơ khảo qua bản mềm của các dự án; vòng 2 chấm thuyết trình qua poster ảo. Sự đổi mới này thể hiện rõ vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin, đồng thời tiết kiệm và giảm thiểu được nhiều kinh phí in ấn cho các cá nhân, đơn vị dự thi.


nh minh ha

Theo tôi, đây là điều rất nên làm, bởi vì việc in ấn thường gọi là “dự án” để nộp cho các ban bệ bằng văn bản tốn rất nhiều giấy mực, lãng phí không cần thiết, lại tốn thêm chi phí bưu điện. Đặc biệt là việc thuê làm poster thật cực kỳ tốn kém, lãng phí. Một dự án là 1 poster, rẻ cũng tiền triệu, chưa đề cập đến chuyện trình bày cồng kềnh, sau khi thi xong lại gây khó khăn cho khâu dọn dẹp, ô nhiễm môi trường. Poster đúng ra mà nói, không liên quan gì đến chất lượng dự án, mà thực ra cũng không cần thiết. Nếu có thì chỉ là một dạng tài liệu minh họa, bổ sung. Do đó, sử dụng poster ảo (đồ họa) là quá hay, quá thông minh, bớt đi tính màu mè, phô trương hình thức của các cuộc thi. Như vậy, trong cái khó ló cái khôn. Thi mà có cách làm giản tiện, tiết kiệm như thế là thông minh, sáng tạo, có sự cải tiến. Nếu nhân rộng trên phạm vi cả nước thì tiết kiệm được một số tiền cực kỳ lớn. Vì thế, tôi cho rằng đây mới là “dự án” đáng giá nhất của cuộc thi, từ trước đến nay. Nên chăng cũng khen thưởng, tôn vinh tác giả ý tưởng này.

Trn Quang Đi

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)