Uncategorized

Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Giáo dc đo đc cho hc sinh là mt yêu cu rt quan trng trong hot đng giáo dc, đó là phn dy “l”, “đc” bên cnh dy “văn”, “trí” và “th”… Đây cũng là mt quá trình phc tp và cn có s tiếp cn toàn din t nhiu phía. Dưi đây là mt s cách đ giáo dc đo đc cho hc sinh có hiu qu.

Giáo viên sử dụng các tình huống thực tế trong cuộc sống để giải thích và giảng dạy về các giá trị đạo đức cho học sinh (ảnh minh họa). Ảnh: N.Trinh

Trước hết, cần sự gương mẫu của giáo viên và người lớn. Giáo viên và người lớn trong gia đình nên là những hình mẫu đạo đức cho học sinh noi theo. Các biểu hiện đạo đức của người lớn phải thông qua cả hành động và lời nói. Thí dụ, người thầy không thể yêu cầu học sinh biết giữ gìn vệ sinh môi trường và khi thấy có rác trong sân trường thì gọi học sinh lại nhặt. Chính người thầy phải chủ động thực hiện hành vi đó để làm gương cho học sinh và từ đó khẳng định sự nhất quán trong lời nói và hành động của mình. Tương tự như vậy, cha mẹ không thể nói năng bỗ bã, thô tục mà dạy dỗ và đòi hỏi con mình phải nói lời thanh tao, hoa mỹ…

Bên cạnh đó, giáo viên trong nhà trường phải giảng dạy thông qua ví dụ thực tế, thay vì chỉ lý thuyết suông. Giáo viên cần sử dụng các tình huống thực tế trong cuộc sống để giải thích và giảng dạy về các giá trị đạo đức. Đây là cách giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của đạo đức và cách áp dụng vào cuộc sống hằng ngày. Chẳng hạn, giáo viên có thể dẫn một tình huống có thật về đạo đức trong đời sống rồi đề nghị học sinh nhận xét, đánh giá, từ đó các em tự biết điều đó hay hoặc dở, đúng hoặc sai, cần điều chỉnh hoặc ứng xử như thế nào cho phù hợp, chứ không phải đưa các tình huống giả định.

Giáo viên cũng mạnh dạn khuyến khích học sinh thảo luận và tranh luận để tạo ra không gian cho các em có ý kiến về các vấn đề đạo đức. Điều này giúp các em phát triển kỹ năng tư duy, phân tích và đưa ra quan điểm đúng đắn về đạo đức. Đạo đức tuy có khuôn mẫu nhưng không phải đóng khung và cũng không phải áp dụng máy móc. Do đó, nên tạo điều kiện để học sinh tiếp cận các khía cạnh khác nhau, từ đó tự tìm được hạt nhân hợp lý và tránh được các mặt chưa đúng. Không chỉ vậy, học cần phải hành và qua các trải nghiệm. Đó là việc cho phép học sinh học hỏi và rèn luyện kỹ năng đạo đức thông qua các hoạt động thực tế như làm từ thiện, tham gia các hoạt động xã hội… Người lớn không thể dạy về đạo đức chung chung mà cần gắn với các hoạt động cụ thể mà trẻ có thể tham gia thường xuyên, như đóng góp để giúp đỡ các bạn khó khăn trong trường, trong lớp; tự giác thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường; rèn luyện tính kỷ luật thông qua việc chấp hành nội quy… Đương nhiên, sự hợp tác giữa trường học và gia đình trong giáo dục đạo đức cho học sinh là rất cần thiết. Gia đình cần hỗ trợ và thúc đẩy các giá trị đạo đức trong cuộc sống hằng ngày của học sinh, đồng thời hợp tác với trường học để tạo ra môi trường giáo dục tích cực. Chúng ta hình dung, trẻ phải là một học sinh ngoan nếu đồng thời là một đứa con ngoan và ngược lại; và, môi trường gia đình hay nhà trường phải đều tốt thì mới hình thành một đứa trẻ tốt!

Để đạt được hiệu quả cao trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, cần có sự kiên nhẫn, chia sẻ và cùng nhau xây dựng một môi trường giáo dục đầy đủ và toàn diện, nhất là trong việc làm gương của người lớn. Đó là phải thể hiện rõ tư duy và hành động đạo đức, tức là người lớn nên có một tư duy và hành động rõ ràng, nhất quán với các giá trị đạo đức. Họ cần thể hiện sự chân thành, công bằng, trách nhiệm và tôn trọng đối với mọi người xung quanh, chứ không thể “hai mặt”, “đạo đức giả”. Đó là người lớn phải đưa ra các thí dụ sống động cùng các hành động thực tế mà học sinh có thể quan sát và học hỏi. Chẳng hạn, như giải quyết xung đột bằng cách hòa giải, hỗ trợ người khác khi cần đến và tuân thủ các quy tắc đạo đức, cách xử sự khi có mâu thuẫn về lợi ích, cách ứng xử với từng đối tượng khác nhau, như với một trẻ nhỏ, một người già, một kẻ hung hãn, một người khuyết tật… Những điều đó sẽ thể hiện rõ người lớn có đạo đức hay không, hay ít nhất là có gương mẫu trong lời nói và hành động hay không. Đó là tạo môi trường đào tạo, rèn luyện đạo đức. Người lớn phải cùng nhau tạo ra một môi trường học tập và sống có đạo đức; ở đó, người lớn không chỉ dạy kiến thức mà còn dạy học sinh cách thái độ và cảm xúc trước mỗi việc. Chẳng hạn, thái độ biết thương, biết ghét, biểu lộ cảm xúc trước một số việc… tự nhiên đã phản ánh nhận thức đạo đức và hành động đạo đức của người lớn, từ đó đủ sức làm gương cho trẻ chứ không phải chỉ những lời dạy dỗ.

Một điều cần thiết nữa là để giáo dục đạo đức cho học sinh một cách hiệu quả, cần thực hiện chương trình giáo dục phù hợp, với các yêu cầu như thiết kế chương trình giáo dục có tính chất toàn diện, bao gồm cả các hoạt động ngoài nhà trường như hoạt động xã hội, tham quan, trại hè… nhằm rèn luyện kỹ năng sống và giáo dục đạo đức cho học sinh. Đồng thời, chương trình giảng dạy phải đặt mục tiêu rõ ràng, cụ thể của giáo dục đạo đức, ví dụ như giáo dục về lòng tự trọng, tính trung thực, tôn trọng người khác, trách nhiệm xã hội…, gắn với từng bối cảnh xã hội cụ thể. Chẳng hạn, trong điều kiện hiện nay, đạo đức của một người không phải chỉ là lời nói, ứng xử, hành động ở đời thực mà còn trên không gian mạng, không phải chỉ đối với người khác mà còn cả với chính mình. Vì vậy chương trình giáo dục không thể khô cứng, máy móc và liên tục được cập nhật, điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu giáo dục đạo đức trong từng thời kỳ cụ thể, ở từng điều kiện xã hội cụ thể. Bên cạnh đó, cần có phương pháp giảng dạy phù hợp, trong đó chú trọng sử dụng các phương pháp giảng dạy mà học sinh có thể áp dụng vào thực tế, chứ không phải chỉ cho học sinh những kiến thức mang tính lý thuyết. Đồng thời, phải kết hợp giảng dạy lý thuyết với các hoạt động thực hành, như thảo luận nhóm, vai trò chơi, diễn kịch… Điều này đòi hỏi sự chủ động, tích cực và sáng tạo của giáo viên. Ngoài ra, phải đảm bảo rằng giáo dục đạo đức được tích cực tích hợp vào chương trình học tập hằng ngày, có thể tích hợp ở nhiều môn học chứ không phải chỉ đóng khung ở một vài môn. Dù ở môn học nào (hay hiện nay dù ở bộ sách giáo khoa nào) cũng cần đảm bảo việc giảng dạy liên tục và có tính nhất quán, cũng như phải đồng bộ về mặt kiến thức.

Điều cuối cùng, cần thực hiện việc đánh giá và phản hồi một cách phù hợp. Trong đó, cần thiết lập các tiêu chuẩn rõ ràng để đánh giá đạo đức của học sinh, cả qua việc tiếp thu bài học và thực hành cụ thể chứ không phải dựa vào phần trả bài hay kiểm tra. Giáo viên phải có phản hồi mang tính chất xây dựng, uốn nắn các biểu hiện chưa tốt và khuyến khích để học sinh cải thiện…

Như vậy, bằng cách kết hợp nhiều yếu tố có mối liên hệ với nhau, việc giáo dục đạo đức cho học sinh mới có thể mang lại những kết quả tích cực trong việc phát triển phẩm chất của học sinh, từ đó tạo tiền đề để có những công dân tốt trong tương lai.

Nguyn Minh Tâm

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)