Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Một số hạn chế trong biên soạn đề thi đánh giá năng lực

Tạp Chí Giáo Dục

Một số hạn chế trong biên soạn đề thi đánh giá năng lực - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Một số hạn chế trong biên soạn đề thi đánh giá năng lực Audio

Còn chưa đến 3 tháng là k thi tt nghip THPT theo Chương trình giáo dc ph thông 2018 s din ra. Đến thi đim này, hu hết giáo viên và hc sinh trên toàn quc đã nm đưc yêu cu v ni dung và hình thc, phm vi và cu trúc ca đ thi môn ng văn. Tuy nhiên, cht lưng các đ thi c th vn là mt thách thc rt ln, còn khá nhiu li so vi yêu cu ca đ thi đánh giá năng lc.

Học sinh lớp 12 trong một chương trình tư vấn (ảnh minh họa). Ảnh: T.L 

Nhân kết thúc việc tập huấn ra đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025 của Bộ GD-ĐT tại TP.Huế trong đợt 3, tôi xin nêu lên một số điểm cần lưu ý.

Thứ nhất, về phần đọc hiểu: Chất lượng văn bản đọc hiểu chưa tốt. Cụ thể, rất nhiều đề chú ý nhiều đến các ngữ liệu đương đại, nhiều tác giả, tác phẩm chưa tiêu biểu cho thành tựu văn học dân tộc, chưa qua thời gian thử thách. Bên cạnh đó, ngữ liệu chưa hay; khó quá hoặc đơn giản quá… chưa hiểu đúng mức các nội dung nhạy cảm, dễ gây tranh luận. Về hình thức trình bày: Có thể thấy nhiều đề chưa có hoặc có nhưng tóm tắt bối cảnh đoạn trích (văn xuôi) hoặc lược trích trong văn bản chưa tốt, chưa ngắn gọn, chưa giúp học sinh hiểu được đoạn trích liền mạch, chưa bảo đảm được tính chỉnh thể của tác phẩm. Chưa chú ý văn bản gốc, đánh số đoạn/câu/khổ hoặc dùng chữ in đậm, gạch dưới trong văn bản chưa có cước chú để học sinh biết đó là dụng ý của người ra đề; ghi nguồn chưa đúng quy cách… Chưa xác định đúng từ khó, chú thích cả những từ phổ thông; nêu quá nhiều những thông tin tác giả không liên quan, không giúp gì cho việc đọc hiểu văn bản… Về yêu cầu đọc hiểu: Còn khá nhiều câu hỏi chưa hay, hỏi không sai nhưng ít ý nghĩa và giá trị cho việc hiểu văn bản; cần hạn chế câu hỏi quá khó hoặc quá dễ, nhàm chán và thiếu liên kết với văn bản đọc, hoặc chỉ nêu những câu hỏi tập trung nhận biết các yếu tố hình thức thuần túy… Từ một văn bản ngữ liệu hay, chưa biết nêu lên nhiều yêu cầu khác nhau, đa dạng cho 3 mức độ (biết, hiểu và vận dụng); vẫn còn lẫn lộn giữa các mức độ, nhất là hiểu và vận dụng; cần bám sát hơn đặc trưng thể loại của văn bản đọc, cần hỏi cả về nội dung và hình thức văn bản… Câu hỏi tiếng Việt nhìn chung còn chưa được đầu tư, hầu hết chỉ tập trung vào một vài đơn vị tiếng Việt như các biện pháp tu từ, hình thức biểu đạt phi ngôn ngữ…; chưa chú trọng khai thác các đơn vị kiến thức tiếng Việt học ở lớp 12, sau đó là phạm vi lớp 11, lớp 10 và các lớp dưới. Một số đề thi nêu nhiều yêu cầu trong một câu hỏi và sử dụng nhiều khái niệm gần nhau gây cho học sinh lúng túng, khó phân biệt. Các yêu cầu đọc hiểu chỉ nêu hình thức câu hỏi, dễ lặp lại các từ để hỏi gây ấn tượng đơn điệu, nhàm chán…

V yêu cu đc hiu: Còn khá nhiu câu hi chưa hay, hi không sai nhưng ít ý nghĩa và giá tr cho vic hiu văn bn; cn hn chế câu hi quá khó hoc quá d, nhàm chán và thiếu liên kết vi văn bn đc, hoc ch nêu nhng câu hi tp trung nhn biết các yếu t hình thc thun túy…

Thứ hai, về phần viết: Nhìn chung giáo viên đã nắm rõ yêu cầu viết hai dạng chính nghị luận xã hội + nghị luận văn học với hai cấp độ đoạn và bài. Một số vấn đề cần tiếp tục chú ý: Đối với câu nghị luận xã hội, vấn đề nghị luận có thể liên quan (link) hoặc không link với văn bản đọc hiểu; vì thế cần chú ý nêu hoặc không nêu trong câu lệnh và cách giải quyết trong đáp án, hướng dẫn chấm cho phù hợp. Câu dẫn trong đề nghị luận xã hội cần hay, gợi được cảm hứng, cảm xúc cho học sinh; ưu tiên những câu dẫn có nguồn (chính danh); thông điệp nội dung câu dẫn cần thống nhất với câu lệnh, liên quan chặt chẽ với câu lệnh. Nếu không có câu dẫn hay thì chỉ cần nêu câu lệnh trực tiếp. Câu lệnh cần rõ ràng, chỉ nên dùng một đơn vị từ ngữ diễn đạt một vấn đề, tránh sử dụng nhiều từ ngữ đồng/gần nghĩa trong câu lệnh. Ví dụ: hãy phân tích vai trò, tác dụng, ý nghĩa và giá trị của… Các vấn đề nghị luận liên quan đến tuổi trẻ, cần chú ý đặt vào bối cảnh chính trị – xã hội của đất nước và bối cảnh toàn cầu để lựa chọn được vấn đề thực sự có ý nghĩa.

Về yêu cầu viết nghị luận văn học: Đối tượng nghị luận văn học gồm các thể loại đã học ở lớp 12: thơ, truyện, ký, kịch; cần hiểu đúng phạm vi các thể loại như thơ trữ tình hiện đại, truyện, tiểu thuyết hiện đại… Cũng như nghị luận xã hội, vấn đề nghị luận có thể link hoặc không link với văn bản đọc hiểu cần nêu rõ ở câu lệnh để có đáp án và hướng dẫn chấm tương ứng. Chú ý đủ kiểu bài nghị luận văn học đã nêu trong chương trình. Yêu cầu viết nghị luận văn học cần đa dạng, phù hợp với thời lượng làm bài và trình độ học sinh.

Thứ ba, về đáp án và hướng dẫn chấm: Đáp án cho đề đánh giá năng lực phải là đáp án năng lực, khác với đáp án nội dung. Vì thế cần nêu được hướng giải quyết vấn đề, đánh giá được cách nghĩ, quy trình viết của học sinh; xây dựng đáp án mở, khuyến khích những bài viết hay, sáng tạo… Hướng dẫn chấm cần chú ý xem xét cả ý và văn; quy định trừ điểm cụ thể tương ứng với các mức độ phạm lỗi; đề cao và hỗ trợ việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

PGS.TS Đ Ngc Thng

Bình luận (0)