Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Một tấm lòng làm đẹp cho đời

Tạp Chí Giáo Dục

“Công tác Đoàn và công tác xã hi như ăn vào trong máu ca tôi. Tôi luôn mun làm đưc nhiu hơn thế đ giúp đ các em hc sinh và bà con khó khăn. Nim vui ca ngưi nhn là hnh phúc ca ngưi cho đi”, thy giáo Nguyn Chơn Cm, giáo viên Trưng THPT Vĩnh Đnh (huyn Triu Phong, Qung Tr) chia s.


Th
y Nguyn Chơn Cm trong mt ln hiến máu nhân đo

Nhân lên nhng mm thin

Tròn 10 năm, chương trình “Nghĩa tình biên giới” của Đoàn trường THPT Vĩnh Định vẫn đều đặn diễn ra, mang yêu thương của giáo viên, học sinh miền chiêm trũng Triệu Phong đến với các bạn và bà con miền núi. Người khởi xướng phong trào ấy là thầy giáo Nguyễn Chơn Cảm. Năm 2008, thầy Cảm tốt nghiệp đại học, nhận công tác tại Trường THPT A Túc (huyện miền núi Hướng Hóa). Ba năm “cắm bản”, chứng kiến đời sống nhiều thiếu thốn của học trò và bà con dân bản, thầy Cảm trăn trở mãi. “Năm 2011, khi về lại quê nhà công tác tại Trường THPT Vĩnh Định, tôi mới bắt đầu thực hiện ước nguyện của mình. Chương trình “Nghĩa tình biên giới” được khởi xướng vào năm 2012, khi tôi được tín nhiệm bầu vào vị trí Bí thư Đoàn trường”, thầy Cảm nói.

Mỗi năm, Đoàn trường phát động quyên góp kinh phí, áo quần, sách vở, đồ dùng học tập… Chính các học sinh trong trường tham gia vào hành trình thiện nguyện đưa các món quà ý nghĩa đến với học trò khó khăn ở biên giới. 10 năm – 10 chuyến đi, chương trình đặt dấu chân đến nhiều ngôi trường vùng khó khác nhau, từ các xã: A Túc, xã Thanh, A Dơi, Xi, Pa Tầng, Hướng Lập, A Vao. Nhiều trường hợp tưởng chừng như phải nghỉ học vì hoàn cảnh khó khăn đã được tiếp tục đến trường nhờ sự tiếp sức này. “Chia sẻ khó khăn với học trò nghèo là một chuyện, mặt khác mình muốn nhân lên trong các học trò mầm thiện để tiếp tục lan tỏa sự sẻ chia, đùm bọc”. Bên cạnh đó, trong vai trò Bí thư Đoàn trường, thầy Cảm còn phát động chương trình “Thắp sáng ước mơ”, huy động cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh cùng các mạnh thường quân đóng góp gây quỹ. 10 năm qua, đã có khoảng 400 học sinh khó khăn đã được tiếp sức đến trường. “Tôi bén duyên với công tác xã hội và công tác Đoàn từ thời sinh viên. Vốn xuất thân từ gia đình nông dân, nghèo, bố mẹ già yếu nên tôi rất đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn biết vươn lên trong học tập. Cùng với đó, công tác Đoàn sẽ giúp tạo ra những sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh; tạo ra môi trường và hoạt động mà ở đó các em được rèn luyện những kỹ năng cần thiết, giáo dục cho các em ý thức việc bản thân có trách nhiệm với cộng đồng”, thầy Cảm bộc bạch.

Hết mình vì cng đng

Nhiệt huyết ở đơn vị công tác, thầy Cảm còn được biết đến là một công dân có trách nhiệm với cộng đồng. Nhận thấy đường ban đêm qua thôn – nơi mình sinh sống không có điện sáng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn, thầy Cảm đứng ra cùng với các ban ngành đoàn thể thôn kêu gọi xây dựng công trình ánh sáng đường quê với dự toán tầm hơn 360 triệu đồng, gồm 52 cột đèn cao áp trải dài 3km dọc tuyến quốc lộ 49 C, đoạn qua thôn Ngô Xá Đông, xã Triệu Trung (huyện Triệu Phong).

Yêu cây xanh, thời sinh viên trong một lần bắt gặp mùa hoa hoàng yến vàng rực trên đường phố, thầy Cảm nhặt nhạnh những chùm quả khô mang về. Mày mò tự ươm và trồng cây. Hơn 10 năm, từ hạt nhỏ đã trở thành cây hoàng yến sum suê hoa vàng trước ngõ. Thầy Cảm lại nhặt hạt, lại ươm mầm. Thầy đề xuất với làng xây dựng công trình làng hoa kiểu mẫu. “Công trình đang ở giai đoạn 1. Tôi nêu ý tưởng và xin phép các bác trưởng làng, các ban ngành thôn để trồng gần 1.000 cây hoàng yến dọc các tuyến đường qua thôn và cổng nhà các hộ dân. Tôi đã ươm gần đủ 1.000 cây và sẽ tiếp tục ươm nếu thiếu cây. Dự kiến sắp tới sẽ trồng thí điểm 100 cây, số còn lại sẽ triển khai trồng đồng loạt sau mùa mưa bão”, thầy Cảm nói.

Không chỉ vậy, thầy Cảm còn hiến máu tình nguyện tới 23 lần. Thầy Cảm cho biết: “Từ năm 2005, khi đang là sinh viên năm thứ nhất Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế, tôi luôn ghi tên mình vào các chương trình tình nguyện hiến máu cứu người. Tôi nhớ như in lần đầu tiên tham gia hiến máu, tâm trạng rất hồi hộp và lo. Khi được nhân viên y tế chấp thuận nhận máu, tôi mới thở phào nhẹ nhõm, ít ra những giọt máu của mình cũng sẽ góp phần trao đi sự sống cho ai đó đang cần”.


Th
y Cm tng sách cho hc trò khó khăn

Năng n trong công tác xã hi và dy hc, thy Nguyn Chơn Cm nhiu ln đưc khen thưng ca các cp. Bng khen ca Trung ương Hi Ch thp đ Vit Nam; 2 ln đưc Trung ương Đoàn THCS H Chí Minh tng Bng khen; 5 ln đưc UBND tnh Qung Tr tng Bng khen và nhiu giy khen ca S GD-ĐT tnh, Tnh đoàn và đa phương.

Nhiều lần đến hiến máu tại bệnh viện, nhìn thấy những bệnh nhân vất vả vì cơn đau, thầy Cảm lại thấy tim mình nhói lên. “Tôi nghĩ mình còn khỏe, còn cho đi được thì hãy cho đi để giúp họ vượt qua bệnh tật. Tôi đăng ký thông tin của mình với Trung tâm Huyết học để khi có bệnh nhân cần mình có thêm cơ hội giúp đỡ”, thầy Cảm chia sẻ. Năm 2006, đang là sinh viên năm thứ 2, thầy Cảm tình nguyện hiến đến 3 lần. Thầy còn vận động thêm bạn bè để cùng tham gia.

Công việc hiến máu vẫn được tiếp tục duy trì trong những tháng năm đứng trên bục giảng. Từ năm 2015 đến nay, thầy Cảm đảm nhận thêm chức vụ Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ của trường. Phong trào hiến máu nhân đạo ở đây được nhiều cán bộ, giáo viên, nhân viên hưởng ứng tích cực.

Lặng thầm với những việc làm có ích cho cộng đồng, thầy Cảm bảo: “Tôi chỉ mong mình giúp được nhiều mảnh đời khó khăn. Nụ cười của họ là niềm vui của tôi. Mỗi người đều có ước mơ riêng mình, tôi mong những em học sinh nghèo sẽ được tiếp sức đến trường, được học hành và có cho mình một vị trí việc làm để ổn định tương lai và bà con nơi gian khó được trao “cần câu” để vươn lên”.

Phan L

Bình luận (0)