Dân số toàn cầu đã đạt bảy tỉ người, thế giới hướng sự chú ý vào các tác động do tăng dân số gây ra như cuộc chiến chống đói nghèo, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, trái đất trở nên đông đúc hơn dẫn đến khả năng tổn thương do các bệnh truyền nhiễm mới nổi và lây lan nhanh chóng.
Với sự kết hợp giữa kinh nghiệm Châu Á và cách xây dựng tổ chức Châu Âu, sáng kiến "một sức khỏe" sẽ đến với cộng đồng nhanh hơn và hiệu quả hơn. Ảnh: Asia Sentinal
|
Nhận thức vấn đề sức khỏe của con người, động vật và hệ sinh thái, các tổ chức quốc tế và chính phủ đã thông qua sáng kiến “Một sức khỏe” nhằm tìm kiếm phương pháp tiếp cận, thúc đẩy, cải thiện và bảo vệ sức khỏe, hạnh phúc của tất cả các loài.
Các cuộc khủng hoảng sức khỏe gần đây như hội chứng hô hấp cấp tính nặng và dịch cúm gia cầm đã nêu bật mối quan hệ phức tạp cũng như sự liên kết giữa con người, động vật và hệ sinh thái. Mặt trái của toàn cầu hóa trong trường hợp này là làm bệnh dịch lây lan nhanh và dễ dàng hơn nhờ du lịch xuyên biên giới.
Giải quyết vấn đề dịch bệnh trong toàn cầu hóa ngày nay đòi hỏi sự hợp tác quốc tế và tính liên ngành, đặc biệt là giữa y tế, khoa học, môi trường.
Theo Khả Anh
(SGTT.VN)
(SGTT.VN)
Bình luận (0)