Sự kiện giáo dụcTin tức

Một trường ĐH tư thục có doanh thu hơn 1.700 tỉ đồng

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Trong số các trường ĐH đã công khai thông tin tài chính năm 2022 trên trang web, có nhiều trường đạt doanh thu hàng ngàn tỉ đồng. Trong đó, một trường ĐH tư thục tại TP.HCM đạt kỷ lục với doanh thu 1.758 tỉ đồng.

Qua khảo sát thông tin nguồn thu từ trang web các trường, có thể nói Trường ĐH Văn Lang có tổng nguồn thu cao hơn rất nhiều trường khác, 1.758 tỉ đồng. Nguồn thu chính của trường là từ học phí. Nếu so sánh với năm 2020 là 776 tỉ đồng, năm 2021 là 1.030 tỉ đồng thì năm 2022 nguồn thu của trường có sự đột phá mạnh mẽ.

Một trường ĐH tư thục có nguồn thu hơn 1.700 tỉ đồng - Ảnh 1.

Trường ĐH Văn Lang năm 2022 có nguồn thu hàng ngàn tỉ đồng. WEBSITE TRƯỜNG ĐH VĂN LANG

Những trường có doanh thu ngàn tỉ đồng khác phải kể đến ĐH Kinh tế TP.HCM hơn 1.443 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách là 6,4 tỉ, nguồn thu học phí là 960,9 tỉ đồng, nguồn thu từ nghiên cứu khoa học là 362,2 tỉ đồng và từ các nguồn thu hợp pháp khác là 12,9 tỉ đồng.

Còn Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có tổng thu 1.162,4 tỉ đồng, trong đó 1.141 tỉ đồng từ học phí. Hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của trường này năm 2022 đã thu về 10,6 tỉ đồng.

Trường ĐH Công nghệ TP.HCM chỉ với nguồn thu học phí cả 3 bậc tiến sĩ, thạc sĩ và ĐH năm 2022 là 1.145 tỉ đồng.

ĐH Bách khoa Hà Nội là một trong số ít trường phía bắc có doanh thu trên 1.000 tỉ đồng. Cụ thể, năm 2022 trường đạt 1.070,8 tỉ đồng, trong đó ngân sách là 122,2 tỉ đồng; học phí 851,2 tỉ đồng; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ 7,01 tỉ đồng; từ nguồn hợp pháp khác 90,39 tỉ đồng.

Một số trường có nguồn thu trên 500 tỉ đồng đến dưới 1.000 tỉ đồng gồm có Trường ĐH Hoa Sen 918 tỉ đồng, trong đó học phí là 680 tỉ đồng; Trường Công nghiệp TP.HCM 843 tỉ đồng, riêng học phí là 740 tỉ đồng; Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng tổng thu là 886 tỉ trong đó học phí là 822 tỉ; Trường ĐH Ngoại thương hơn 750 tỉ đồng, trong đó học phí hơn 490 tỉ đồng; Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM 785 tỉ đồng, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 751 tỉ đồng, Trường ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM 507 tỉ đồng…

Qua báo cáo tài chính của các trường, có thể thấy nguồn thu chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là từ học phí. Đối với trường công lập, ngoài học phí còn có nguồn ngân sách, trường ĐH tư thục thì gần như 100% là từ học phí.

Bên cạnh đó, các trường ĐH còn có nguồn thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, các nguồn thu hợp pháp khác như tài trợ từ doanh nghiệp, các nhà hảo tâm… Tuy nhiên, các khoản này chiếm không nhiều.

Theo Mỹ Quyên/TNO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)