Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Một trường kiểu mẫu ở Québec (Canada)

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Một buổi hòa tấu của học sinh Trường Joseph Francois PerraultTrong lễ kỷ niệm 200 năm Ngày Hoàng đế Napoleon thành lập Trường Saint-Louis-de-Monceau (1808), NTổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã đến thăm trường cũ của mình và nói chuyện với thầy cô giáo. Tại đây Bộ trưởng Bộ Giáo dục Pháp Xavier Darcos đã giới thiệu một trường học kiểu mẫu ở Québec (Canada). Đó là Trường Joseph-Francois-Perrault.

Trường Joseph-Francois-Perrault nằm ở trung tâm quận Saint-Michel, một quận nghèo của thành phố Montréal, tọa lạc trên một khu đất rộng có thảm cỏ bao quanh, đón 1. 600 học sinh từ 12 đến 18 tuổi từ “bốn phương trời” đến học.

Hãy đến dự một giờ dạy toán của thầy Mathieu, 21 tuổi. Bài học hôm nay là “Hàm số tuần hoàn”(Hàm số dạng sinusoide). Trước đó, thầy cho các em ghi âm thanh một nhạc cụ mà em ưa thích. Một phần mềm đã biến âm thanh đó thành những đường hình sin trên màn ảnh. Cách chuyển từ âm học qua toán học tự nhiên như vậy làm học sinh học tập hào hứng. Em Skander, 15 tuổi, “nhạc sĩ” của lớp nói: Hóa ra âm nhạc và toán cũng liên quan nhau!

Giáo viên nào cũng gắng tìm cách gắn liền nội dung bài giảng với thực tế. Một phần ba thời gian đào tạo giáo viên dành cho chuyên môn, phần còn lại dành cho lý luận dạy học, tâm lý học, phương pháp sư phạm. Philippe, 34 tuổi, học năm thứ 2 khoa Tiểu học Đại học Sư phạm nói: “Tôi không phải học văn phạm, toán, chủ yếu học phương pháp giảng dạy, quản lý lớp, kể cả cách ứng xử với học sinh bướng bỉnh”. Giáo sư môn tâm lý sư phạm ở Đại học Montreal nói: “Phải xuất phát từ chính những điều các em thể nghiệm trong cuộc sống để nâng chúng lên”. Phương châm này phải được quán triệt ngay từ những năm đầu. Học sinh học tiếng Pháp qua trò chơi, bài hát, tình huống (hỏi đường, mua bán, tranh luận, thăm bạn…). Một ví dụ về cách chuẩn bị học sử về thời trung cổ: Học sinh làm các mẫu nhà thời Trung cổ, vũ khí, cối xay gió, các nhân vật với cách ăn mặc thời đó bằng đất sét, bằng bột… Không yêu cầu các em nhớ các chi tiết của “Cuộc chiến tranh 100 năm”, nhưng cần biết những nét chính về tình hình kinh tế, xã hội. Phương châm là: Học ít hơn, nhưng thực chất hơn.

Nguyên tắc giảng dạy cơ bản của trường là “tập cho học sinh biết tự học”. Em Boubacar, 10 tuổi, giới thiệu với cả lớp cuốn sách của một nhà văn Québec. Sau đó các bạn nêu ý kiến về mọi khía cạnh mà mình cảm nhận cô giáo hướng dẫn các em trao đổi… Để giới thiệu nền văn hóa các nước, các em học múa hát các điệu Tây Ban Nha, Ấn Độ, Ruandi… Thầy Hiệu trưởng Eric Dionne nói: Nhà trường không bỏ quên nền văn hóa nào.

Đối với các em vị thành niên, thì đòi hỏi về tính sáng tạo cao hơn. Các em tự nguyện lập thành từng nhóm để nghiên cứu Chương trình Focus trên Internet, với sự giúp đỡ của thầy giáo… Em Lô-ich, một học sinh Trung Quốc nói: “Nếu em không làm việc, là tự trừng phạt em”. Giáo viên xem mỗi học sinh là một đối tượng dạy học. Em nào học kém, đều được các thầy tập trung giúp đỡ rất chu đáo để vực lên. Do đó không có khái niệm “học sinh ở lại lớp”. Mỗi lớp là một xã hội bình đẳng về mọi phương diện, không có khái niệm trên dưới, tôn ti trật tự theo kiểu gia đình.

Trường tan học lúc 15 giờ. Hiệu trưởng đi kiểm tra từng góc nhỏ xem tất cả đã đi vào nền nếp chưa. Phòng rộng ở tầng dưới dùng cho văn-thể-mỹ vẫn cho phép hoạt động, có quản lý, có thu tiền, nhằm đáp ứng yêu cầu của học sinh và thanh niên khu phố muốn học tập, rèn luyện thêm… Cách quản lý này tạo mối quan hệ tốt với địa phương và tăng thêm nguồn tài chính cho trường. Trường có một “cố vấn thường trực, do Trung tâm Công tác Xã hội của thành phố bổ nhiệm và đài thọ, nhằm tư vấn cho những học sinh có “vấn đề về tư tưởng và tình cảm” cần giải quyết. Nhờ đó nhiều cuộc xích mích đã được hòa giải, nhiều tâm sự, khúc mắc của cá nhân được giải tỏa.

Mỗi tuần thầy giáo có 18 giờ lên lớp, còn 32 giờ nữa thầy ở lại trường để giải quyết đủ mọi chuyện: chuẩn bị thí nghiệm, gặp gỡ học sinh, thay thế giáo viên vắng… Cũng có những giáo viên cảm thấy quá gò bó và vất vả nên xin chuyển trường. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào, nhà trường cũng kiên trì con đường đã chọn: Lấy từng học sinh làm đối tượng giáo dục. Đào tạo từng em thành con người có kiến thức, có ý chí, năng động, đáp ứng được yêu cầu của một xã hội tiên tiến.

PHAN THANH QUANG

(Trong Le Nouvel Observateur số 6/2008)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)