Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Mùa hè và hoạt động đọc sách trong nhà trường

Tạp Chí Giáo Dục

1.Tôi rất ngưỡng mộ những người bạn đã dày công vận động mọi người đọc sách tại TP.HCM. Những công trình vận động của các bạn được lan tỏa và có sức thuyết phục rất lớn trong cộng đồng như tham mưu, tổ chức xây dựng Đường sách tại trung tâm thành phố; tham mưu, tổ chức kỷ niệm ngày đọc sách hàng năm; vận động xây dựng thư viện cho nhiều địa phương, đơn vị; liên kết các đơn vị tổ chức các phong trào đọc sách trong từng giới, từng ngành nghề…


Hc sinh đc sách ti Đưng sách (Q.1, TP.HCM)

Thành quả công cuộc vận động đọc sách của các bạn đã và đang có kết quả tốt đẹp, đã tạo nên dấu ấn khá đặc biệt trong xã hội. Nhưng tôi cũng cảm nhận được rằng các bạn vẫn chưa thật sự hài lòng vì số lượng người đọc sách trong từng gia đình và trong xã hội chưa chiếm một tỉ trọng lớn, hoạt động đọc sách chưa trở thành nhu cầu cần thiết đối với số đông dân cư như các nước phương Tây mà chúng ta thường thấy trên tàu điện, trên xe buýt hay những lúc ở nhà ga. Người Do Thái thì tổ chức ngày đọc sách cho con trong gia đình thay cho ngày sinh nhật; Người Nhật thì tự hào giới thiệu với khách đến thăm nhà tủ sách của mình thay vì tủ rượu.

Các bạn đã từng nói văn hóa đọc ngày nay thật khó phát triển khi mà kênh hình và kênh tiếng đang lấn át mạnh mẽ trong đời sống văn hóa con người với sự phát triển vũ bão của công nghệ thông tin và mạng xã hội. Mặt khác, tốc độ của cuộc sống ngày nay luôn hối hả không dành thời gian tương xứng cho hoạt động đọc sách mỗi ngày. Và, thói quen không đọc sách của một bộ phận người lớn trong gia đình cũng là một trở ngại rất quan trọng hiện nay.


Hc sinh đc sách ti nhà

Từ suy nghĩ vừa nêu, bên cạnh việc tiếp tục vận động người lớn đọc sách, nhà trường phải tổ chức cho học sinh đọc sách nhiều hơn và hiệu quả hơn nhằm tạo nên những thế hệ mới có nhu cầu đọc sách như một hoạt động không thể thiếu, trở thành thói quen tốt trong đời sống văn hóa hàng ngày.

2.Nhiều thư viện trường học ngày nay đã thoát ra khỏi hình bóng của một kho sách chật chội, cũ kỹ, nặng nề để làm sống động với phương châm “Thư viện là trái tim của nhà trường”, tổ chức nhiều hoạt động thu hút học sinh và giáo viên đến với sách, yêu sách và đọc sách. Ở đó có đội tình nguyện “Những người yêu sách” của học sinh được tổ chức khá quy củ với những hoạt động hấp dẫn, thu hút học sinh một cách liên tục như hội thảo, thuyết trình sách và đóng vai theo sách. Các em ở đội tình nguyện đã chủ động chia thành nhóm sở thích theo từng loại sách văn học, kỹ năng sống, kinh tế hay khoa học kỹ thuật… để có điều kiện đi sâu tổ chức các hoạt động phù hợp với sự quan tâm của học sinh, gắn kết những nội dung sách với những sinh hoạt thực tế của cuộc sống xã hội làm cho thư viện nhà trường luôn sống động thu hút sự tò mò sáng tạo của thầy và trò. Các em còn có kế hoạch tham quan Đường sách và nhà sách thường xuyên, luôn phát hiện những sách mới phù hợp để thực hiện chương trình giới thiệu sách mới của Đội, không ngừng làm phong phú thêm thư viện nhà trường.

Một số nhà trường ngày nay đã có giờ thư viện được tổ chức như một môn học. Ở đó giáo viên được đào tạo để dạy học sinh ngay từ nhỏ, học sinh được làm quen với hoạt động đọc sách ở giáo dục mầm non, tiểu học; học sinh được giảng dạy về cách đọc sách, kỹ năng sử dụng thư viện, nghiên cứu, cảm nhận và sáng tạo.


Hc sinh đc sách trong thư vin trưng

Tôi đã từng nghe học sinh ở đây thuyết trình về đọc sách mà lòng mình xúc động đặc biệt. Các em đã phân tích và tranh luận với những dẫn chứng thuyết phục rằng “Sách làm ta văn minh về ngôn ngữ”, “Sách giúp ta mở mang trí tuệ” và “Sách cho ta phong phú về tâm hồn”.

Bàn về việc học hành và thi cử, thời gian gần đây tôi đã nghe ý kiến của nhiều thầy cô giáo đề cập đến yêu cầu đặt ra ở các đề thi là kiểm tra năng lực của học sinh thay vì kiểm tra trí nhớ thuộc lòng nên việc đọc sách của học sinh là cơ hội tốt để các em mở rộng tầm nhìn, phát huy năng lực bản thân đáp ứng với công cuộc đổi mới thi cử của nhà trường khác với việc “học gạo” từ sách giáo khoa để đối phó với thi cử, kiểm tra trí nhớ thuộc lòng như nhiều năm trước đây.

3.Hè đến là thời gian thầy trò nghỉ ngơi, thư giãn, tích lũy thêm năng lượng để chuẩn bị cho năm học mới. Hè là cơ hội tốt để hoạt động đọc sách trong nhà trường được tổ chức lại thật quy củ và sống động như những điển hình nói trên nhằm dấy lên phong trào đọc sách sâu rộng trong nhà trường, nâng cao tính văn minh trong thế hệ trẻ cùng với trào lưu chung của xã hội và cũng là để đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục nước nhà ngày nay.

TS. Hunh Công Minh
(Tháng 6-2023)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)