Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Múa rối nước – huyền thoại và kỳ ảo

Tạp Chí Giáo Dục

Nhng điu k diu đã din ra trong mt thế gii ao h nh bé, như mt cuc sng thn tiên, o diu, ngây thơ đang làm xao đng mt nưc ao h, vi nhng sương mù, khói ta, nhng ngôi nhà nh xa xăm, nhng con cá trêu ct ngưi câu, nhng chú trâu chen chúc xô đy dưi nưc, nhng ông tưng tr măng, oai phong lm lit đ gươm chiến đu, nhng chú rùa, chú ngng, hàng tre, bi chui, con tàu… Tt c như mt cuc xáo trn trong mt thế gii thu nh, hòa cùng âm thanh, tiếng nói, ánh sáng, to nên mt cm giác k o vi nhiu cm xúc. Tht hp dn, vui tươi, ngây thơ, và nhiu thông đip… Đó là ngh thut múa ri nưc Vit Nam – mt linh hn nông nghip đã làm cun hút bn bè thế gii khp bn phương.


Ngh thut múa ri nưc Vit Nam – mt linh hn nông nghip đã làm cun hút bn bè thế gii khp bn phương

Múa ri nưc loi hình ngh thut “đc nht vô nh

Nghệ thuật múa rối có ở nhiều dân tộc, nhiều quốc gia như: Rối bóng ở Bali, Indonesia; Bunraku ở Nhật Bản; Rối dây ở Trung Quốc; Rối đen ở Mỹ… nhưng múa rối nước thì rất độc đáo và hiện chỉ có duy nhất ở Việt Nam.

Trong dân gian, người Việt vẫn truyền miệng câu ca dao: “Mồng năm mồng bảy tháng ba/ Chùa Thầy mở hội, hai là chùa Tây/ Nhân dân đông đúc vui vầy/ Dưới phô rối nước, trên bày cờ hoa”. Điều này đã phản ánh, nghệ thuật múa rối nước như loại hình diễn xướng hòa chung với không khí của những lễ hội, phong tục của người Việt xưa. Truy nguyên về nguồn gốc, không ai biết chính xác, múa rối nước ở nước ta được ra đời từ bao giờ. Căn cứ theo các truyền thuyết, huyền thoại lịch sử, trò rối nước có mặt từ thời An Dương Vương xây thành Cổ Loa, năm 255 TCN, gắn liền với tập tục nghi lễ, hội hè của người Việt cổ. Còn qua các tư liệu truyền miệng từ dân gian thì rối nước có thể ra đời vào khoảng thế kỷ 2-3. Căn cứ theo sử sách văn bia, múa rối nước được xác định vào năm 1121 (nhà Lý). Tác giả Hà Huy Hồng trong cuốn “Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam” (NXB Văn hóa, Hà Nội, 1974), đã viết: “Múa rối tồn tại ở Việt Nam cho đến nay trên dưới 1.000 năm, phát triển mạnh nhất vào thời Lý – Trần (TK XI-XII). Từ những con rối riêng lẻ của một số các cá thể phát triển thành những phường rối với nhiều tích, trò hay, lạ, đẹp mắt rồi được đem ra biểu diễn, thi tài phục vụ nhân dân. Năm 1121, múa rối nước được đưa vào biểu diễn để mừng thọ vua. Từ đây nghệ thuật múa rối nước đã trở thành thú chơi tao nhã của nhân dân đồng bằng sông Hồng và đến nay đã trở thành một loại hình nghệ thuật truyền thống trong dân gian được giữ gìn, bảo tồn và phát huy, đại diện cho nền nghệ thuật cổ truyền Việt Nam”.

Thật vậy, vùng châu thổ sông Hồng với đặc điểm tự nhiên là giàu tài nguyên “nước”, nghề nông là nghề chính, đã hình thành nền văn hóa làng xã, rất đa dạng về lễ hội truyền thống. Đây là cơ sở để cha ông ta sáng tạo nên các loại hình nghệ thuật dân gian, trong đó có múa rối nước. Múa rối nước từng được người Pháp trân trọng là gọi là “linh hồn của nông nghiệp Việt Nam”, là loại hình nghệ thuật đặc sắc của nền văn hóa lúa nước. Từ một loại hình nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã nhanh chóng trở thành nghệ thuật sáng tạo “độc nhất vô nhị”, có thể sánh vai với những loại hình nghệ thuật sân khấu tao nhã, cao sang truyền thống khác như: tuồng, chèo, kịch nghệ… Tinh hoa của múa rối nước đã vượt ra khỏi không gian nước nhà, được nhiều sự ngưỡng mộ của bạn bè thế giới.

Thế gii thn tiên trong ao h huyn o

Mặt nước, đồng ruộng, hồ ao, nét điển hình của cảnh sắc đồng quê Việt Nam, cũng chính là cảm hứng và điều kiện quan trọng nhất cho sự ra đời của một hình thức nghệ thuật lấy mặt nước làm sân khấu cho các trò diễn, tạo nên một ấn tượng dân gian lý thú và đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp, công phu hơn so với múa rối cạn.

Sân khấu rối nước không phải là cái sàn gỗ, không phải là sợi dây, cũng không phải là cái que điều khiển con rối như trên cạn, mà tất cả đều được thực hiện dưới nước, làm trò dưới nước. Nghệ sĩ dùng mặt nước làm sân khấu (gọi là nhà rối hay thủy đình), phía sau có phông che, xung quanh trang trí cờ, quạt, voi, cổng hàng mã… Buổi diễn rất nhộn nhịp với lời ca, tiếng trống, mõ, tù và chen tiếng pháo chuột, pháo thăng thiên, pháo mở cờ từ dưới nước lên, trong ánh sáng lung linh và màn khói huyền ảo, tạo ra một không gian vừa hư hư, thực thực. Loại hình này thường diễn ra vào dịp lễ, hội làng, ngày vui, ngày Tết, dùng con rối diễn trò, diễn kịch trên mặt nước.


Tác gi
 bên chú Tu – nhân vt đin hình ca múa ri nưc

Ngh thut ri nưc như là nhng bc tranh phn ánh mt cách chân thc, sinh đng v cuc sng ca nhng ngưi nông dân trong sinh hot đi thưng, t đó, chúng ta nhn thc đưc mi quan h gia con ngưi vi t nhiên, vi xã hi thông qua các câu chuyn k, hiu đưc lao đng, sinh hot, khát vng và ưc mơ v cuc sng m no ca ngưi nông dân Vit trong tiến trình phát trin ca lch s. Múa ri nưc rt xng đáng là mt di sn đc đáo ca dân tc, rt cn gìn gi, nht là trong thi đi công ngh này, bi l nó chính là báu vt ca quc gia, là linh hn ca đng rung Vit Nam.

Những “diễn viên chính” thường được tạo hình là: người nông dân mộc mạc, thiếu nữ bình dị… hoặc những nhân vật lịch sử: Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Nguyễn Trung Trực… và cảnh quan gần gũi với ruộng đồng: đàn trâu, đàn cá, ngỗng, cây tre, bụi chuối… Nhân vật quan trọng nhất trong múa rối nước là nhân vật chú Tễu. Trải qua nhiều năm, người Việt từ chốn cung đình cho đến các làng mạc ai ai cũng yêu mến chú Tễu và coi Tễu chính là linh hồn của rối nước, là cầu nối giữa người biểu diễn và người xem. Mở màn, chú Tễu xuất hiện vui vẻ, nghịch ngợm làm nhiệm vụ giáo đầu dẫn chuyện. Tễu được làm to hơn tất cả các con rối khác mặc dù dựa vào cách để tóc trái đào của chú thì Tễu mới chỉ bảy, tám tuổi!

Xét về giá trị thẩm mỹ, khác với các loại hình nghệ thuật khác, sức hấp dẫn, lôi cuốn người xem thường thông qua kịch bản, ngôn ngữ văn học, và thể hiện bằng nghệ thuật diễn xuất của người diễn viên. Còn ở múa rối nước, sức hấp dẫn chính ở hành động của con rối. Theo nhà nghiên cứu Tô Sanh nhận định: “Múa rối là loại hình nghệ thuật sân khấu có khả năng truyền cảm một cách cao độ; sự phối hợp giữa kỹ thuật và nghệ thuật tạo hình, kỹ thuật và điều khiển, con rối là phương tiện chủ yếu”. Múa rối nước được xem là một văn phạm thị giác được viết ra bởi những nhận thức tinh nhạy của con người. Bởi lẽ, rối nước có thể đến với những cộng đồng người ở khắp nơi trên thế giới, thuộc những nền văn hóa khác nhau, những ngôn ngữ khác nhau.

ThS. Nguyn Hiếu Tín

 

 

Bình luận (0)